Những tù nhân của lời nguyền địa lý

by comments
Khi con người đang vươn tới những vì sao thì địa lý (sông núi, biển cả, bình nguyên, sa mạc, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu - và biến đổi khí hậu) vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của loài người và vận mệnh các sắc tộc, quốc gia. Ý thức hệ có thể đến rồi đi, công nghệ và quân sự có thể thay đổi, nhưng các yếu tố địa chính trị sẽ tồn tại mãi và góp phần xác định lịch sử thế giới, định hình chúng ta.



Bài này mình đăng từ cảm hứng sau khi xem cuốn “Những tù nhân của địa lý” của Tim Marshall, mọi người có thể tìm đọc để biết chi tiết hơn. Các nội dung chia sẻ lại sau đây chủ yếu về địa chính trị, để thấy tổng quan tình hình thế giới hiện nay.

Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra.

1. Nga



Là nước có diện tích lớn nhất thế giới (nhưng dân số chỉ gấp rưỡi VN), kéo dài từ châu Âu sang châu Á, lớn gấp đôi Mỹ và tàu, gấp 25 lần Vương quốc Anh. Nước Nga chia cắt bởi dãy núi Ural, đây là ranh giới tự nhiên phân định phần lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á. 3/4 diện tích nước Nga thuộc về châu Á (miền Viễn Đông), nơi này gọi là vùng Siberia, có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, ít người ở và giàu tài nguyên thiên nhiên. 1/4 diện tích còn lại thuộc về châu Âu (phía Tây), nơi đa số người Nga sinh sống, là vùng đất quan trọng nhất của Nga, với trái tim là thủ đô Moscow.

Nga có 2 điểm yếu lớn về địa lý, nó dẫn đến những điểm nóng, vấn đề thời sự mà chúng ta thường thấy trên tv, báo đài:

1 nằm ở phía tây, nơi tiếp giáp với các nước châu Âu khác, đây là vùng đồng bằng rộng lớn dễ công khó thủ khi có chiến tranh - phát xít Đức từng tiến vào lãnh thổ Nga trong Chiến tranh thế giới thứ hai qua đường này, trc đó là quân đội của Napoleon (nhưng đều thất bại vì đường dài). Để an toàn với phương Tây (cụ thể là NATO), Nga cần những vùng đệm rộng lớn, tấm lá chắn vững chắc là những người hàng xóm ở cửa ngõ, nhưng một trong số đó đang lung lay khi Ukraina ngày càng thân Tây Âu hơn (Việt Nam ta có thể rút ra nhiều điều từ Ukraina). Trong khi trước đó, 15 năm kể từ sự kiện bức tường Berlin sụp đổ 1989 đến 2004, tất cả các đồng minh cũ của Nga trong Khối Hiệp ước Vácsava đều gia nhập khối đối địch NATO hoặc Liên minh châu Âu. Nhưng bù lại, đa số các nước châu Âu bị phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt mua từ Nga (Siberia), họ ko muốn mùa đông bị chết rét.



2 là khả năng tiếp cận hàng hải với các đại dương kém, vì đại đa số các vùng biển của Nga bị đóng băng vào mùa đông (mùa đông nước Nga có thể làm chùn chân kẻ thù và cũng làm hại họ), thiếu cảng biển nước ấm để phát triển thương mại hàng hải, hải quân. Đó là lý do Nga lấy lại bán đảo Crưm từ Ukraina và bám trụ ở Syria - nơi có những tuyến hàng hải huyết mạch ảnh hưởng lớn đến Nga. Hàng hải quan trọng thế nào thì xem sự cố kẹt tàu ở kênh đào Suez gần đây là rõ nhất.

2. Mỹ



Vẫn là siêu cường lớn nhất thế giới hiện nay. Một phần bởi điều kiện tự nhiên, địa lý lý tưởng: sông Mississippi hùng vĩ trải dài, hệ thống nước ngọt/sạch lớn nhất thế giới từ Ngũ đại hồ, nhiều tài nguyên thiên nhiên... Phần lớn lãnh thổ rộng lớn của Mỹ được bao bọc bởi các vùng đệm, đại dương rộng lớn: phía Bắc là vùng “khiên chắn Canada” (khu vực cao nguyên toàn núi đá, chiếm gần 50% diện tích đất liền Canada, cằn cỗi ít người ở); phía Nam là hoang mạc rộng lớn ngăn cách Mexico; Đông Tây là đại dương nên tránh đc sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh thế giới, nhưng gây khó khăn khi giao thương hàng hoá sang Á Âu.

Mỹ hầu như ko sợ bố con thằng nào tấn công, mà chỉ lo đi tấn công các nước khác bằng cách vươn vòi bạch tuộc đến mọi nơi qua các căn cứ quân sự, hải quân trên khắp thế giới (thống kê ko chính thức có khoảng 800 căn cứ đặt tại các nước đồng minh).

Vị thế bá chủ của Mỹ có 3 thách thức lớn nhất là liên minh châu Âu, Nga và TQ. Trong khi đã có thể nhìn thấy giới hạn của châu Âu và Nga thì TQ đang vươn lên mạnh mẽ rất khó lường - dẫn đến việc xoay trục sang châu Á của Mỹ từ thời Obama.

Có lẽ gọi Mỹ là thằng cai ngục hay quản giáo hợp lý hơn là tù nhân hehe. Địa lý nước Mỹ như giấc mơ nên ít điều để nói.

3. Trung Quốc

Bản đồ địa lý TQ trong SGK lớp 11

Vùng đất quan trọng nhất của TQ là vùng đồng bằng màu xanh lá cây màu mỡ, nơi hạ lưu của 2 con sông dài nhất châu Á, đặc biệt là bình nguyên Hoa Bắc - đây chính là nơi khởi nguyên của nền văn minh TQ, còn gọi là vùng Trung Nguyên (trung tâm của thiên hạ). Chính sách của TQ xuyên suốt lịch sử khá giống Nga: mở rộng các vùng đệm xung quanh để bảo vệ vùng cốt lõi của người Hán này.

Nhìn vào địa lý và lịch sử có thể thấy TQ bị bao vây tứ phía bởi các mối lo.

Phía Tây. Là vùng cao nguyên rộng lớn với các dãy núi hùng vĩ, nơi thượng nguồn của sông Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang) - huyết mạch của TQ (chưa kể sông Mê Kông cũng từ đây). Vùng đất luôn bất ổn với hai khu tự trị Tây Tạng (tàu xâm lược và sáp nhập từ 1951) và Tân Cương, nơi người Tạng và Duy Ngô Nhĩ muốn độc lập nên thường xuyên xảy ra xung đột về sắc tộc, tôn giáo. Tại đây, dãy Himalaya với nóc nhà Everest của thế giới như bức tường thành tự nhiên ngăn cách 2 người khổng lồ TQ và Ấn Độ tránh khỏi chiến tranh lớn với nhau trong suốt chiều dài lịch sử, có chăng chỉ là những xung đột nhỏ.

Phía Đông. Là vùng biển nơi có liên minh Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hạm đội 7 lớn nhất của hải quân Hoa Kỳ án ngữ. Trong lịch sử chưa bao giờ TQ có hải quân mạnh, chỉ trong những năm gần đây giới tinh hoa ở Trung Nam Hải mới coi đó là vấn đề cấp bách để có thể cạnh tranh với Mỹ.

Phía Nam. Xuôi xuống phía dưới Đài Loan cũng là những đồng minh của Mỹ hoặc thân Mỹ: Philippin, Malaysia, Indo, xa hơn là Úc - những nước đang tranh chấp lợi ích vùng biển với TQ bởi tuyến hàng hải quan trọng. Trong khi Việt Nam, nhìn từ góc độ của Bắc Kinh chỉ là vấn đề nhỏ có thể xử lý được. VN và TQ có đường biên giới rất dễ để quân đội vượt qua - lý do ngàn năm tàu đô hộ nước ta, nhưng ko làm điều đó với Lào hay Myanmar, bởi vì 2 nước kia có biên giới với tàu là rừng sâu và đồi núi hiểm trở.

Phía Bắc. Ngăn cách với Mông Cổ bởi sa mạc Gobi rộng lớn và tiếp giáp với vùng Siberia hoang vắng của Nga. Khu tự trị Nội Mông tuy ko bất ổn như phía Tây nhưng người TQ ko quên nỗi đau bị Mông Cổ và Nhật đánh xưa kia. Trong khi đó người Mãn (Nữ Chân) từng thống trị thời nhà Thanh nay đã bị người Hán tiêu diệt và đồng hoá.

4.

Tiếp tục cập nhật...
Bài hay
Tomorrow
26/09/2021
6

Comments

  1. Quyển này là 1 trong 1 cơ số sách của Nhã Nam mình cần mua, chỉ chờ SG bớt dịch để ship đến tay.

    ReplyDelete
  2. Bản trên toàn chữ của Nhã Nam; còn đây là bản của Kim Đồng - nhiều tranh vẽ và ngắn gọn phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên hơn:

    https://1.bp.blogspot.com/-MOJo5IN4wxc/YVhzGw8ekfI/AAAAAAAAGAE/nfAD1JlxnUQElvfXxBGra-qPjkFiI99iQCLcBGAsYHQ/s0/1.jpg
    https://1.bp.blogspot.com/-rJaYXMWo5cE/YVhzG7cpBvI/AAAAAAAAGAA/Jbn3wUmxWpo93mHiMgLweWm7w7ZsE79MwCLcBGAsYHQ/s0/2.jpg
    https://1.bp.blogspot.com/-17Y-I4S5cDE/YVhzGoYH7dI/AAAAAAAAF_8/RSa2n_1EhGg2uEfhu5rNYvQ-BKSPwUvGQCLcBGAsYHQ/s0/3.jpg
    https://1.bp.blogspot.com/-d8Li04cJzAU/YVhzHoCM59I/AAAAAAAAGAI/4mmtokQlyewk2uEsuJ6lfj6qH6fiMszQACLcBGAsYHQ/s0/4.jpg
    https://1.bp.blogspot.com/-8Ukhs9PRSgI/YVhzH2egM0I/AAAAAAAAGAM/OAQS4q_WtBQ0326Yx9lqxkTIj_BICDUzgCLcBGAsYHQ/s0/5.jpg
    ...

    ReplyDelete
  3. Một cuốn sách về địa chính trị hay. Nó khiến việc đọc atlat trở nên không khô khan. Địa lý tự nhiên phân chia khiến mỗi quốc gia đều có lợi ích mà quốc gia khác thèm muốn, lý giải cho các cuộc chiến tranh, các quyết định chính trị, các kìm hãm để không có quốc gia nào là bá chủ toàn vẹn.
    Cảm ơn bạn đã recommend.

    ReplyDelete
  4. Việt nam chúng ta thì sao? lời nguyền nào?

    ReplyDelete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!