Truyền thuyết "El Clasico"

by comments
Trận "Siêu kinh điển" lại sắp diễn ra - Remix lại bài post này lần 2.

"Nếu không xây dựng được một chính quyền dân chủ, thì hãy xây ở nơi đó một chính phủ độc tài" - Francisco Franco rất tâm đắc với câu nói trên. Nhưng nay, chúng ta không kể lại tội ác của cựu độc tài mà chỉ vì cái suy nghĩ cực đoan ấy là tác nhân chính của mối thâm thù giữa Real Madrid và Barcelona ...

Từ bao giờ những lần chạm trán giữa hai câu lạc bộ đã trở thành những cuộc chiến không quan nhượng, nơi cổ động viên hai đội thanh toán món nợ truyền kiếp? Hơn một trăm năm rồi, giờ kể lại ngỡ như một truyền thuyết.

El Clasico không đơn thuần xuất phát từ thể thao như derby thành Seville hay các derby tỉnh lẻ khác ... Đã có giai đoạn, Real và Barca đứng về hai chiến tuyến đại diện cho những đảng phái chính trị khác nhau. Ở đó, người ta không nói chuyện với nhau bằng trái bóng, chỉ có súng đạn, máu và nước mắt. Cuộc đua tranh tàn khốc giữa 2 gã khổng lồ chỉ là lớp vỏ che đậy những mâu thuẫn, xung đột sâu sắc nhất của đất nước Tây Ban Nha thời kỳ "bóng ma" Franco.

1. Les Corts - "ốc đảo tự do"

Và kể từ khi Catalonia thất thủ (1939), không chỉ người dân ở đây phải sống trong cảnh khốn cùng, FC Barcelona cũng chẳng khá hơn. Bởi một lẽ Franco yêu thích Real và căm ghét Barcelona. Hắn chơi bóng không chỉ để giải trí mà còn để phục vụ công tác ngoại giao. Chính vì thế mà, những bàn thắng được phát không cho Real, cầu thủ Real có quyền đánh người, có quyền ăn vạ đòi penalty. Còn Barcelona bị vùi dập, bị đẩy về phía những kẻ ly khai và bị gán cho cái mác phản quốc.

Ước tính khoảng 500.000 đến 1.000.000 người đã thiệt mạng. Nhiều trí thức, chính trị gia và nghệ sĩ Tây Ban Nha đã bị giết hoặc bị buộc phải đi lưu đày ở xa (đa số là người xứ Catalonia). Sau Barcelona, lần lượt Valencia và thủ đô Madrid bị đặt dười ách cai trị của chế độ độc tài.

Franco ban hành luật giới nghiêm, cấm đoán hội họp, hẹn hò đình đám. 40 năm cai trị của Franco là 40 năm Catalan lầm than. Sống thật không bằng chết! Chỉ còn có sân bóng, nơi cuối cùng cho người dân gặp nhau. Vì thế, các cổ động viên nâng niu, mong chờ để được tận hưởng 90 phút của tự do và dân chủ. Và không biết tự lúc nào, Les Corts (sân nhà cũ của Barca) trở thành thánh đường của hạnh phúc, hy vọng và tình yêu. Hay nói đúng hơn, đó là "ốc đảo tự do" giữa thành phố "chết".

Những trận cầu giữa Real và Barca khi ấy, người ta chỉ thấy những khẩu hiệu hay khẩu ngữ "Hãy giết bọn Catalan" thay vì một ý nghĩ tốt đẹp của thể thao. Thủ môn của Barca bị đe dọa, các cầu thủ khác trở thành nạn nhân của những chiếc "máy chém" Moleiro, Querejat, Souto bên phía Real.

Trọng tài có cũng như không, hoặc chỉ để bắt lỗi Barca. Những trận đấu không còn cảm xúc, không còn động lực... ban huấn luyện Barca bất lực, còn các culé (cổ động viên Barca) chỉ biết khóc và kêu trời. "Giết đi, giết đi, giết bọn Catalan chó má", đó là thứ âm thanh phát ra từ miệng những... nhân viên an ninh bên đường piste.

2. Di Stefano, "mũi tên vàng" bị đánh cắp

Nhắc đến Di Stefano là nhắc đến Real và ngược lại. Trước khi Pele trở thành Vua của bóng đá thế giới, từ những năm 50 của thế kỷ trước, nào có ai qua mặt được huyền thoại người Argentina. Nhưng trước khi Di Stefano kịp khoác lên mình màu áo đỏ đen xứ Catalan, "mũi tên vàng" (biệt hiệu của ông) đã bị đánh cắp. Và đó là nguyên nhân thứ 2 cho mối hận thù truyền kiếp giữa Barca và Real. Trước đó, quan điểm "chống Madrid" đã có ngay từ những ngày đầu thành lập CLB.

Dù biết trước nguy cơ này, Barca đã cho mã hóa những bức điện trao đổi với River Plate (CLB sở hữu "mũi tên vàng" khi ấy). Nhưng cuối cùng cũng đành bất lực trước sức ép và những trò bẩn thỉu của ban lãnh đạo Real được hậu thuẫn bởi chính quyền Franco khi ấy. Barca chỉ còn biết tiếc và ngậm ngùi cho một tài năng. Di Stefano, cầu thủ từng hai lần đoạt "Quả bóng vàng châu Âu", từng khoác áo ĐTQG Argentina, Colombia và TBN.

Ông đã đem về ngôi vô địch cho Real ở ngay năm đầu tiên thi đấu, để rồi 1 năm sau đó, Real tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vị và khẳng định sức mạnh thực sự của mình. Chưa hết, "mũi tên vàng" giúp Real chinh phục 5 cúp C1 liên tiếp (chiếc cúp danh giá nhất thời bấy giờ), bằng 5 bàn thắng của Stefano ở 5 trận chung kết. Có ai đó đã từng nói rằng "Có Stefano coi như đội bóng có hai cầu thủ ở bất cứ vị trí nào trong đội hình".

Với những tước hiệu có được nhờ "bàn tay ma Franco", và tài năng của Stefano, Real không chỉ thống trị Tây Ban Nha mà còn tung hoành châu Âu trong mấy thập kỷ để rồi được vinh danh "CLB xuất sắc nhất thế kỷ 20".

Derby Tây Ban Nha giữa Barcelona và Real Madrid đã được nâng lên tầm "siêu kinh điển" cũng chỉ vì những lý do ấy. Ở đó, không chỉ có mâu thuẫn, xung đột chính trị, mà còn có cả máu. “Chúng ta không được quên và không thể thờ ơ với linh hồn của gần 1 triệu culé yêu nước đã phải chết thảm thương thời độc tài Franco. Cuộc chiến với Real là cơ hội để chúng ta nhắc lại và nói với thế giới rằng chúng ta là ai, chúng ta đã làm gì để có được ngày hôm nay" - trích lời Joan Gamper, cựu chủ tịch Barca.


- Trong những lần đối đầu tại Catalonia, El Clasico đáng nhớ nhất với các culé là vào mùa giải 1993/94. Khi đó, dưới sự dẫn dắt của "Thánh" Johan Cruyff, Barca đã đè bẹp đối thủ tới 5 bàn không gỡ. Ngôi sao của trận đấu chính là "Super" Romario với 1 hat-trick (sau đó đúng một mùa, Real đòi nợ sòng phẳng khi thắng trên sân nhà bằng tỷ số tương tự, trong đó có 3 bàn của Zamorano). Cuối mùa giải năm đó, Barca đăng quang ngôi vô địch La Liga với 2 điểm nhiều hơn đội đứng sau là Deportivo La Coruna.

- Ngay lần đầu tiên đụng độ Barca trong khuôn khổ giải La Liga vào ngày 17/2/1929, Real Madrid đã hạ gục đội chủ nhà với kết quả 2-1 trên sân Les Corts. Cả 2 bàn thắng của "Los Merengues" đều ghi bởi Morera, trong khi bàn gỡ duy nhất cho Barca là của tiền đạo Parera.

- Chiến công lớn nhất của Real Madrid ngay trên thánh địa của đối thủ là vào mùa giải 1962/1963. Bằng cú hat-trick của "thiên nga trắng" Puskas, 1 bàn của Di Stefano và 1 của Gento, "Kền kền trắng" đã cho Barca đo ván trên sân nhà với kết quả 5-1.

- Trận đấu có nhiều bàn thắng nhất giữa 2 đội là ở mùa giải 1942/1942 trên sân Les Corts. Kết quả cuối cùng sau 90 phút tranh tài là 5-5. Những người ghi bàn cho Barca là Martin và Valle cùng lập cú đúp, 1 bàn của Escola. Bên phía Real, Alday cũng có 2 bàn, Chus Alonso, Botella và Mardones là tác giả 3 bàn còn lại.

- Về thành tích đối đầu, hai đội đã gặp nhau tổng cộng 163 trận ở tất cả các giải đấu. Barca kém chút ít với 62 chiến thắng và 71 bại. Nếu chỉ tính riêng những trận sân nhà của Barca thì họ lại áp đảo với 47 thắng, 16 hòa và 19 thua.

- Trong lịch sử, có không ít cầu thủ chơi cho cả Real và Barca. Từ Nou Camp chuyển tới Bernabeu đáng kể nhất là "thiên thần tóc vàng" Bernd Schuster, Michael Laudrup, Luis Figo (người đã được các culé đón tiếp bằng cơn mưa vật thể lạ, trong đó có cái đầu lợn, khi về lại Nou Camp). Đi theo hướng ngược lại có Luis Enrique - tiền vệ đã mang băng thủ quân của Barca trong một thời gian dài. Những cầu thủ đã tham dự El Clasico trong màu áo cả hai CLB có cả thảy 13 người: Figo, Ronaldo (Brazil), Schuster, Laudrup, Luis Enrique, Milla, Prosinecki, Müller, Nando Munoz, Alfonso Pérez, Celades, Hilario và Tejada.

- Barca chưa bao giờ và có thể sẽ không bao giờ thi đấu trong màu áo trắng (màu áo của Real). Oleguer là trung vệ chơi được của Barca nhưng cũng là người cổ súy nhiệt thành cho quan điểm đòi độc lập cho xứ Catalonia. Có lẽ vì lý do này mà Oleguer không được gọi vào đội tuyển Tây Ban Nha.
Mặc dù giữa hai CLB tồn tại "mối hận thù truyền kiếp", nhưng đôi khi khán giả Madrid không thể cưỡng lại sự thán phục trước những màn trình diễn quá hay của cầu thủ đối phương. Diego Maradona và Ronaldinho là hai cầu thủ tiêu biểu được các CĐV Madrid vỗ tay tán thưởng khi rời Bernabeu.
Có một câu chuyện nửa hài hước nửa nghi ngờ rằng trong các chuyến làm khách tại Nou Camp, Real luôn di chuyển bằng chiếc xe bọc thép chống đạn.

- Kết quả ấn tượng nhất trong các trận siêu kinh điển giữa hai đội có lẽ là 5-0, mùa bóng 1973-1974, khi Johan Cruyff dẫn dắt Barca gây địa chấn tại Bernabeu.

Bên lề một chút về độc tài Franco:

Francisco Franco là viên tướng trẻ nhất từ sau Napoleon Bonaparte, trong lịch sử quân sự châu Âu. Trước khi trở thành kẻ độc tài khét tiếng tàn ác, Franco đã từng là một gã trai trẻ tuổi giàu lý tưởng. 18 tuổi hắn tính nguyện xông ra mặt trận. Thật dũng cảm!

Nhưng cũng chính mùi tanh của máu và cái lạnh của súng đạn đã tha hóa con người hắn. Sẵn sự tinh quái và điềm đạm đến lạnh lùng, Franco lên như diều gặp gió trên đường binh nghiệp. Ở tuổi 33, Franco đã thâu tóm hầu hết quyền lực quân sự. Hắn nhanh chóng quy tụ các đảng phái cực hữu chống nền cộng hòa ẩn và trở thành thủ lĩnh dưới cái danh "phong trào Dân tộc".

Nghiễm nhiên, xứ sở và con người Catalan trở thành cái gai trong mắt hắn. Đơn giản vì, nơi đây là khởi nguồn, là niềm tự hào, là sức mạnh của tinh thần yêu nước ...
Football
NAD
23/11/2010
13

Comments

  1. Hay thật, lại bổ sung cho kiến thức đc thêm 1 tí :D

    ReplyDelete
  2. Cái này thì em bik rồi. Mấy lần đọc trên mạng bọn nó cứ kêu Real thế này Real thế nọ mà chán đéo bùn chửi. Bọn mù lịch sử.

    ReplyDelete
  3. Chủ nhật cuối tuần này toàn Derby to:

    Everton - Liver
    ARS - Chel$
    Barca - Real

    ReplyDelete
  4. Mong là Che$ với Ars sẽ cầm chân nhau cho cả nhà cùng vui.

    ReplyDelete
  5. Rạng sáng thứ 3 tuần sau. Real/C.Ro và Barca/Messi đang dẫn đầu BXH La Liga cũng như danh sách vua phá lưới với phong độ khủng =P~

    ReplyDelete
  6. một bài viết quá hay, đáng để đọc, đáng để copy, nút Like đâu nhẩy

    ReplyDelete
  7. Thấy hay thì bác chém gió comment là hơn cả nút Like rùi, thanks :D

    ReplyDelete
  8. (:| blackburn là clb ở V league à đk

    ReplyDelete
  9. Trận Siêu kinh điển tới mình nghĩ rất dễ hòa :D

    ReplyDelete
  10. 5/0. Real đã đứt chuỗi 19 trận bất bại từ đầu mùa, toàn cõi châu Âu giờ chỉ còn M.U chưa thua :D

    ReplyDelete
  11. Real thua 5/0 rồi M.U thua 4/0, hết bất bại, chán vkl

    ReplyDelete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!