Văn nghệ nhân dịp Quốc khánh 2/9

by comments
Năm nay Việt Nam ta kỷ niệm tròn 40 năm thống nhất đất nước, 20 năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ, 70 năm Cách mạng tháng Tám - Quốc khánh 2/9 và chuẩn bị Đại hội Đảng 12 năm 2016. Cờ hoa băng rôn khẩu hiệu khắp nơi...

Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc! (mẫu: Khánh My - mỗi người đóng ít nhất một viên gạch sẽ xây đc rất nhiều thứ to lớn cho đất nước, hi ^^)

"Nời phi lộ": Bản chất of con người vốn ko chịu "ngồi yên" (phải xây hoặc phá trc), tham lam và những mâu thuẫn. Bản chất cuộc sống là hai mặt, là tốt xấu, đúng sai đan xen nhau, ko công bằng và ko hoàn hảo. Vì thế có chiến tranh, có sự đào thải và phát triển dựa trên những con đường, hướng đi (đạo, chủ nghĩa) mà con người tự vẽ ra-cho là đúng, tốt để theo. Mọi thứ diễn ra tự nhiên, cái j phải đến và nên đến thì nó sẽ đến. Hnay chúng ta đúng, chúng ta thắng nhưng ko có nghĩa là hqua hay ngày mai cũng thế. Nói dối tuỳ hoàn cảnh, mục đích mà đc nhìn nhận tốt xấu khác nhau. Hay số đông ko phải lúc nào cũng đúng... Mọi sự chỉ lịch sử phán xét đc và để nhân gian loạn bình, đàm tiếu...

Những người Cộng sản Việt Nam đã thắng; đuổi đc Đế quốc Nhật Bổn, Pháp, Mẽo, VNCH và một số nước đồng minh khác như Philippines, Thái Lan, Hàn Cuốc hay Úc trong chiến tranh thế kỷ trc - nhìn những cái tên có thể thấy hiện nay danh giới giữa bạn bè và kẻ thù đã gần hơn bao giờ hết. Nhưng trong thời bình, ko thể phủ nhận vận mệnh, sự phát triển of đất nước/chế độ đang bị chi phối, phổ biến bởi một nhóm ko ít những người nhà nước (trong đó có những Đảng viên) đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trước mắt of họ lên hàng đầu (trog khi mồm luôn nói những điều tốt đẹp) để thu lợi bất chính - làm kìm hãm sự phát triển of xã hội - khiến niềm tin trong nhân dân ngày càng mất đi, thay vào đó là sự nghi ngờ/đề phòng/bất bình/chế giễu nhau - nhiều con sâu làm rầu nồi canh hay bản chất nồi canh đó vốn đã có những điểm yếu cần đả hổ đập ruồi để sửa chữa, tiếp tục "đổi mới" đến bao giờ?

Việt Nam đag có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng trên thế giới, mà nếu khôn khéo biết tận dụng có thể làm đất nước giàu mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên khi đã chấp nhận thế giới phẳng, mở cửa với thế giới có nghĩa là chơi con dao 2 lưỡi với thù trong, "bạn tốt" ngoài - hậu quả tồi tệ nhất là trc mất biển, sau có thể mất chế độ từ sương máu of hàng triệu người đã hy sinh để dựng lên, mà nguyên nhân sâu xa từ những ung nhọt mà nhiều người biết nhưng thờ ơ cho lành. Muốn có thay đổi đột phá trong khuôn khổ có lẽ cần những người lãnh đạo lớn trong sạch và cứng rắn - điều khó có thể tưởng tượng xảy ra trog tương lai gần...

Rảnh rỗi sinh ra nông nổi, lại luyên thuyên chuyện chính trị xã hội, "bày tỏ quan ngại sâu sắc" chơi. Thời trẻ trâu thấy chuyện bất bình là hóng, chửi bới loạn lên - gọi là hero keyboard chắc cũng ok :)) :P. Trở lại với chủ đề giải trí là chính:

Gala Giai điệu Tự hào: LK Tiến quân ca - Chiến sĩ Việt Nam | Kim Anh & Hợp ca Phương Bắc

Trong trường hợp VTV (giữ bản quyền video) ko cho xem trên web khác ngoài kênh YouTube chính chủ thì bấm vào "Xem trên YouTube" để xem. Ko hiểu video đáng đc phổ biến mà bị hạn chế để làm j?

Gala Giai điệu Tự hào: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây | Tạ Quang Thắng & Thùy Chi

Giai điệu Tự hào: Cây đàn guitar của đại đội ba - Tạ Quang Thắng ft.Tiêu Châu Như Quỳnh

Giai điệu Tự hào: Quảng Bình quê ta ơi | Ca nương Kiều Anh - Tốp chèo - Nhạc sĩ Thanh Phương

Những bài hát còn xanh: Mùa xuân bên cửa sổ - Dòng Thời Gian

Gala Giai điệu Tự hào: Nhớ về Hà Nội | Văn Mai Hương

Gala Giai điệu Tự hào: Đoàn vệ quốc quân | Nhóm MTV

...


Mấy bài dưới đây có giai điệu hay nhưng chắc bị cấm phát hành ở trong nước, nhạc buồn đúng là trước sau hợp với những người thua trận và chỉ nên nghe trong thời bình :P

Chiều Tây Đô - Hoàng Thục Linh (St: Lam Phương)

"Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van. Kể từ khi mất quê hương, gió ra khơi đưa người vượt biển... ngày về quá xa xăm. Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?... Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương..."

Trăng tàn trên hè phố - Phương Diễm Hạnh

"Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ... Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ. Nỗi buồn buổi biệt ly sẽ xóa mờ. Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó. Đừng lưu luyến gì đây. Thôi bọn mình chia tay..."

Xin anh giữ trọn tình quê (St: Duy Khánh)

"Mình thương, thương nhau trong đời, thương nhau trong lời yêu nước Việt mà thôi, xin nhớ anh ơi!... Anh ơi cho dù trên đường dài tha phương, biền biệt quê hương xin anh còn giữ vẹn câu thề. Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê. Ngày mai, ta xa nhau rồi, nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi, quê cũ mừng vui..."

...

Bonus:


Trên đây là trang bìa cuốn "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichi, một cuốn sách với cái tên rất bình thường, giá chỉ vài chục nghìn đồng, có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng bán sách. Nhưng với sự phát triển của nước Nhật lại là một quyển sách vô giá. Điều gì khiến nước Nhật nổi tiếng với thiên tai trở thành 1/3 cường quốc kinh tế thế giới? Có lẽ tất cả bắt đầu từ giáo dục. Tác giả cuốn sách từ hơn một thế kỷ trước là một nhà tư tưởng mà hình ông hiện được in trên tờ tiền có mệnh giá cao nhất của Nhật: tờ 10k yên... [bản pdf]
Linh tinh
NAD
20/08/2015
16

Comments

  1. Thich nhat cai bia sach Khuyen hoc :)

    ReplyDelete
  2. Đợi NAD làm to thì đất nc mới tiến lên đc, nhể :v

    ReplyDelete
    Replies
    1. NAD mà làm to thì éo biết làm j ngoài 1 trong 2 việc: vơ vét of cải hoặc thành lập một vùng đất đặc biệt/tự trị hơn cả Hongkong/Đài Loan. Ếu đùa đâu :3 :))

      Delete
  3. Hihi đến lúc đấy đừng quên cho em 1 chân trong chính quyền nhé

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chính q mới hay cũ để a cơ cmn cấu dần ;))

      Delete
  4. Trả lời cái trả lời kiểu j nhỉ :-?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Comment form of a chỉ có 2 cấp nên bấm vào cái Trả lời cũ để nối mạch thôi

      Delete
  5. Màu sắc chính trị quá NAD ạ, dễ bị ban lắm :3

    ReplyDelete
  6. Dạo này có vẻ quan tâm đến quốc gia đại sự thế. Yêu nước voãi rồi đây. :D

    ReplyDelete
  7. Quyển "Khuyến học" này mới đọc hết một chương! Chưa dám quay lại đọc tiếp ':(

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thấy có j "quen" quá hay sao mà chưa dám zậy :)

      Delete
    2. Một phần vì không ưa văn học Nhật lắm (trừ Haruki Murakami!) mặc dù thích manga!. Khuyến học lại dài quá mà lắm giáo điều nên "sợ" :">

      Delete
  8. Thực trạng xã hội Việt Nam ngày hôm nay

    Xã hội Việt Nam ngày hôm nay có thể nói gọn trong 3 cụm từ sau đây: lợi lộc, loạn lạc và lỏng lẻo.

    Một nền chính trị duy lợi lộc cá nhân và phe nhóm

    Chính trị mà không nhắm tới cái lợi thì không phải là chính trị. Những chính sách về kinh tế, giáo dục, hay ban hành các điều luật... tất tần tật đều phải hướng tới lợi ích. Lợi ích không chỉ về vật chất mà còn cả về lãnh vực tinh thần như nâng cao dân trí, củng cổ đạo đức, tạo ra xã hội văn minh, và phải luôn nhằm tới lợi ích chung, không thiên tư cho nhóm này gây thiệt hại cho nhóm kia. Lợi ích cộng đồng luôn là đích hướng tới của các quyết định chính trị.

    Nước Mỹ luôn đặt lợi ích của đất nước họ lên trên mọi lợi ích, họ sẵn sàng làm mọi chuyện để đảm bảo lợi ích đó không bị tổn hại ở hiện tại và tương lai. Bởi thế khi Trung Quốc đang lấy mất lợi ích của Mỹ ở khu vực Biển Đông thì lập tức Mỹ chuyển trục ngay sang khu vực này.

    Nước Nhật sau thế chiến thứ hai đã có một hiến pháp với những điều luật cấm chiến tranh, thế mà thời gian gần đây họ đang cố gắng phá bỏ sự ràng buộc đó với hy vọng quân đội được tham chiến bên ngoài lãnh thổ Nhật. Âu cũng vì lợi ích của chính nước Nhật mà ra.

    Thế nhưng chính trị Việt Nam ngày hôm nay lại đi ngược với lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng. Nền chính trị này trở trêu thay lại chỉ có lợi cho một nhóm người mang tên "cộng sản", một giai cấp mang tên "chính quyền", và những thành phần bợ đít chúng.

    Tôi nghĩ đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất nếu chúng ta muốn tìm hiểu về các đường lối hoạt động của chính quyền này ở hiện tại và cả tương lai. Đây cũng là điểm chung của chính trị Việt Nam dưới thời cộng sản từ trước tới nay. Họ luôn đặt lợi ích của mình lên trên tất cả mọi lợi ích khác của xã hội.

    Nhiều người không hiểu hay cố tình không hiểu thực trạng này trong xã hội Việt Nam, nên thường tỏ ra cố chấp khi không tin những nhà cai trị Việt Nam tham quyền cố vị. Họ vẫn tin rằng nhà nước đang làm việc vì họ, các chính sách, các dự án, các quyết định được bạn hành là vì nước, vì dân chứ không phải vì lợi ích phe nhóm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Một xã hội loạn lạc vì mâu thuẫn lợi ích

      Chính trị có tầm ảnh hưởng lớn như thế nào lên xã hội chắc chắc ai trong chúng ta cũng biết, trừ những người không cố tìm hiểu thì ráng chịu. Bởi như đã nói các quyết định chính trị liên quan trực tiếp đến túi tiền của mọi thành phần trong xã hội từ thai nhi chưa lọt lòng mẹ cho tới người đã chết mấy mươi năm. Tất cả mọi bất công trong xã hội có thể không phải do chính trị nhưng chắc chắn rằng mọi quyết định chính trị đều có thể tạo ra bất công. Và sự thật thì xã hội Việt Nam đang đầy dậy bất công vì những quyết định phi chính trị.

      Xã hội Việt Nam ngày hôm nay có thể chia ra rất nhiều thành phần nhưng có ba thành phần rõ rệt mà chúng ta phải thấy. Một thoả mãn, hai bất mãn và ba tầng lớp ở giữa hai thái cực trên.

      Thành phần thoả mãn là ai thì các bạn tự biết, chỉ cần nhớ thành phần này các quyền lợi luôn được ưu tiên trong xã hội và được đảm bảo hơn hai thành phần còn lại. Thành phần này chiếm số ít.

      Thành phần bất mãn có thể kể đến như dân oan bị mất đất đai, những gia đình bị oan sai, những người thuộc chế độ cũ bị chính quyền phân biệt, công nhân bị bóc lột trong các nhà máy, và cuối cùng là thành phần tri thức như nhà báo, nhà văn, sinh viên... Thành phần tri thức bất mãn không phải vì lợi ích vật chất mà là vì tiếng nói của lương tri và lương tâm là nhiều. Thành phần thứ hai này không nhiều nhưng nếu so sánh với với thành phần thứ nhất thì cũng không kém là bao nhiêu.

      Thành phần thứ ba chiếm phần đông xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Thành phần này đứng giữa nguyên nhân có thế, một là dân trí còn thấp, hai là chịu ảnh hưởng quá lớn của nền giáo dục cộng sản, ba nữa là chọn cách im lặng vì đó là sự chọn lựa dựa trên kinh nghiệm về mức độ hành xứ của chính quyền.

      Sự loạn lạc của xã hội chính là do mâu thuận lợi ích. Giai cấp lãnh đạo xâm phạm lợi ích chính đáng của dân đen, và lợi ích của dân tộc. Chính cách hành xử duy lợi ích này của chính quyền cũng tạo ta một bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam sẵn sàng làm mọi chuyện vì những món lợi cỏn con, bất chấp tính mạng người khác, bất châp luân thường đạo lý.

      Trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán phụ nữ và trẻ em, làm ăn bất chính như cung cấp thực phẩm độc hại ra thị trường,... đó chính là những mặt tiêu cực mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu suốt mấy chục năm qua. Nó đang dần dần biến thành nét đặc thù của xã hội Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.

      Xã hội Việt Nam không chỉ "loạn" mà còn "lạc". "Lạc" trong từ lạc lối. Việt Nam đang mất hướng đi, không biết sẽ tới đâu, tới nơi nào trong bản đồ văn minh của thế giới loài người. Một đất nước mà người ta gọi chính quyền không tham lam, độc ác thì cũng thần kinh và khốn nạn, người dân không chỉ bị xem là dân trí thấp mà còn bị gọi là vô cảm, thờ ờ trước vận mệnh dân tộc thì không lạc lối, vô mục đích thì còn là gì. Một xã hội như thế đúng là loạn lạc chứ còn gì nữa mà chối cãi.

      Delete
    2. Một xã hội với tình trạng hệ thống pháp luật "lỏng lẻo"

      Chứ "lỏng lẻo" nên hiểu theo nghĩa không nghiêm minh, không công bằng chứ không phải thiếu luật lệ, thiếu các cơ quan hành pháp, tư pháp hay lập pháp. Chẳng có đất nước nào nhiều luật lệ như Việt Nam, luật chồng luật, luật nhiều tới mức khiến người ta như bị lạc lối không tìm thấy lối ra cho vấn đề kiện tụng.

      Hệ thống luật pháp Việt Nam nếu so sánh với Mỹ và Phương Tây xem ra cũng hợp lý và công bằng đấy chứ, nhưng chỉ là trên lý thuyết. Vì cơ chế chính trị độc đảng nên hầu như hệ thống này nhìn thì công bằng nhưng thực tế thì mầm mống của những bất công. Hệ thống chỉ là cái vỏ bên ngoài còn cái ruột bên trong mới quyết định chất lượng của luật pháp. Từ cơ quan tư pháp, hành pháp và lập pháp đều chỉ là một cánh tay nối dài của đảng cộng sản.

      Thứ tìm xem có ai từng là thủ tưởng, chủ tịch quốc hội, thành viên quốc hội và là thẩm phán trong hệ thống luật pháp này không phải là người của đảng cộng sản không? Quốc hội có thể có nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ thì tiếng nói khác nào muối bỏ biển, chỉ làm cho biển mặn thêm thôi. Một hệ thống từ trên xuống dưới đều là người của một nhóm nào đó thì lấy đâu ra công bằng cho những thành phần khác trong xã hội? Sự lỏng lẻo tức là thiếu nghiêm minh và công bằng nằm ở chỗ đó chứ còn đâu. Âu cũng từ cái lợi phe nhóm, đảng phái mà ra.

      Với sáu chữ "L" xã hội Việt Nam ngày hôm nay đang trở thành một đất nước không thể phát triển. Đừng đánh giá đất nước qua vẻ bề ngoài giàu sang của một nhóm người, bởi đất nước đâu chỉ là một mình họ. Cũng đừng nghĩ sự độc lập của một đất nước là khi vắng bóng ngoại xâm trong bộ máy chính quyền, bởi thời đại bây giờ đâu cần phải xâm lược bằng cách xua quân sang chiếm đóng như ngày xưa nữa đâu. Tôi cố vẽ ra xã hội Việt Nam dưới sáu chữ L không gì ngoài mục đích giúp người đọc có cái nhìn bao quát về thực trạng xã hội nước nhà.

      Đừng xem thường cái nhìn bao quát về thực trạng xã hội nếu bạn muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, vì bạn sẽ không biết mình đang ở đâu, việc làm của mình ảnh hưởng như thế nào lên xã hội. Hay là những gì xảy ra là do ai, từ đâu mà ra? Có một cái nhìn bao quát y như bạn đang đứng trên cao để thấy được cách xã hội vận hành thế nào, hay nhìn vào một vào sơ đồ bệnh án để qua đó tìm ra được bệnh và chọn phương án khá thi nhất cho vấn nạn.

      Nhìn xã hội với sáu chữ L: lợi lộc, loạn lạc và lỏng lẻo chỉ là cách nhìn rất chủ quan của bản thân người viết, mục đích là hy vọng sẽ có những nhà chuyên môn về xã hội học có những bài viết chi tiết, dễ hiểu và mang tính khoa học, khách quan hơn. Bởi điều này cực kỳ quan trọng trong tiến trình dân chủ và tự do cho Việt Nam.

      Delete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!