Father and Daughter - Cha và Con gái

by comments

Một bộ phim hoạt hình ngắn đã từng đoạt giải Oscar, đc chiếu nhiều lần trên VTV trước đây...

Vào khoảng thời gian cuối năm 2000, đầu năm 2001 có một bộ phim ngắn được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá rất cao. Các liên hoan phim, các giải thưởng lớn mà bộ phim này tham dự cũng như được đề cử thì hầu như không giải thưởng nào lọt khỏi tay đạo diễn cùng đoàn làm phim cả. Không nói ra hẳn các bạn cũng biết đó chính là phim ngắn “Father and Daughter” của đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok De Wit. 8 phút ít ỏi đó là 8 phút người xem bị mê hoặc bởi kịch bản cũng như sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và nét vẽ của người hoạ sĩ.


Photobucket

Cho dù điện ảnh có phát triển như thế nào chăng nữa, kỹ thuật kỹ xảo có thể thay thế người hoạ sĩ trong nhiều lĩnh vực, nhưng “Father and Daughter” vẫn sẽ mãi là một kiệt tác trong thể loại phim ngắn, là một tiêu chuẩn để cho các nhà làm phim ngắn hướng tới.

“Father and Daughter” đề cập đến tình cảm gia đình, thứ tình cảm mà con người tự nhiên sinh ra đã có rồi. Người cha tạm biệt cô con gái thân yêu của mình để lên đường. Ngày qua ngày, dù mưa dù nắng, cô bé vẫn ra bờ sông ngóng cha với một niềm tin mãnh liệt rằng người cha thân yêu sẽ quay trở lại.

Hết ngày rồi lại đến năm, rồi năm này qua năm khác. Ngày chia tay cha, còn là một cô bé lẫm chẫm, rồi cô gái ấy lớn dần lên, già đi nhưng vẫn không quên cái bến sông nơi tạm biệt người cha. Người cha thì vẫn chưa thấy về, nhưng niềm tin mãnh liệt của người con gái thì vẫn còn đó, và nó sẽ còn theo cô đến lúc cuối đời.

Một điều đáng tiếc là “Father and Daughter” không phát hành dưới dạng DVD, nó chỉ được trình chiếu như một đoạn phim ngắn có tính chất giải trí, vì thế không có nhiều khán giả biết đến. Nhưng không một thước phim nào trong “Father and Daughter” là không có giá trị.

Sự kết hợp giữa âm nhạc và nét vẽ hoạt hình cũng tuyệt vời, phải ghi nhận công lao của người chọn nhạc nền, bản “Danube Waves” của Iosif Ivanovici hợp với nội dung phim một cách hoàn hảo. Kết thúc của bộ phim cũng là một kết cục mở, để người xem có thể tuỳ ý lựa chọn những cách kết thúc hợp theo ý mình.

* Một số thông tin về “Father and Daughter”:

- Toàn bộ short animation “Father and Daughter” được vẽ bằng bút chì và than chì với hai màu đen trắng, sau đó mới tô màu trên máy bằng chương trình ứng dụng cho hoạt hình ANIMO, trong đó toàn bộ đều là nét vẽ tay của tác giả câu chuyện - Micheal Duduk de Wit. Cảnh nền cho bộ phim chính là khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê Hà Lan, quê hương của ông.

- Bộ phim hoạt hình ngắn “Father and Daughter” do Micheal Duduk De Wit sáng tạo là bộ phim “dài” nhất trong số các tác phẩm ông đã làm, với độ dài 8 phút 30 giây, so với 2 tác phẩm khác của ông là “Tom Sweep” (2 phút 30 giây), và “The Monk and the Fish” (6 phút 20 giây) (trong đó tác phẩm thứ 2 “The Monk and the Fish” cũng từng đoạt một giải Oscar vào năm 1995).

- Thời gian dự kiến ban đầu để hoàn thành bộ phim dài hơn 8 phút này được ấn định là 4 năm nhưng ê kíp làm phim đã rất cố gắng và đã hoàn thành nó trong vòng 2 năm.

- Câu chuyện cảm động về một người con gái khao khát cả đời được tìm gặp lại người cha đã mất tích có lẽ đã trở thành bộ phim họat hình ngắn đạt con số kỷ lục về các giải thưởng, với trên 40 giải lớn nhỏ khác nhau (chưa thống kê được đầy đủ), trong đó giải thưởng cao nhất là Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất tại Oscar 2001.

- Mặc dù là sản phẩm hợp tác của hai xưởng phim thuộc hai quốc gia khác nhau (Cloudrunner Ltd, Anh và CineTe Filmproductie bv, Hà Lan) “Father and Daughter” đã được xem tác phẩm “kinh điển” của nền hoạt hình Hà Lan khi thể hiện được rõ nét đặc trưng của hoạt hình đất nước này, đó là đặc trưng “no-dialogue” hay còn gọi là “non-verbal”, đặc trưng không sử dụng hiệu ứng lời thoại và chỉ thông qua động tác, cử chỉ, âm nhạc nền là chủ yếu. Chính những hiệu ứng này đã làm nên nét đặc biệt và khắc sâu thêm hình ảnh một “Father and Daughter” nơi người xem.

- Khi trả lời phỏng vấn với câu hỏi “Tại sao trong một đoạn phim ngắn có hơn 8 phút để thuật lại cả một cuộc đời, lại có một chi tiết khi người con gái (lúc đó đã trở thành một bà cụ) dựng xe đạp khá lâu so với các đoạn khác?”, Micheal de Wit đã rất thẳng thắn trả lời “Thật ra không có hiệu ứng gì đặc biệt, đơn giản vì tôi vô cùng yêu mến những người có tuổi. Tôi chỉ muốn dành cho họ những khoảnh khắc lắng nhất.”

- “Father and Daughter is a film about longing, the kind of longing which quietly, yet totally, affects our lives” là câu nói mà chính tác giả Micheal dành cho đứa con tinh thần của mình.

- Khi được hỏi về “Cảm hứng nào đã giúp ông sáng tạo nên câu chuyện cảm động này?”, Micheal đã trả lời “Xuất phát từ chính cảm xúc của tôi, từ chính khát khao cháy bỏng trong tâm hồn tôi, cũng giống như nhân vật người con gái mà tôi đã khắc họa. Tôi đã để nhân vật ấy kìm giữ niềm khao khát được yêu thương ấy lại, làm nó trở nên nhức nhối, nhưng cũng chính vì nó nhức nhối mà nó đẹp. Cả đời người con đã bị chia cắt với người bố, và tôi muốn nhấn mạnh điểm đó, tôi muốn thể hiện tình cảm của những đứa con với cha mẹ chúng. Hơn nữa, cứ mỗi khi xem những hình ảnh diễn tả toàn bộ cuộc đời một con người từ lúc thơ ấu cho đến khi lớn lên, trưởng thành và già đi, giống như một tập album ảnh lại khiến tôi rất xúc động. Tôi nghĩ mọi người cũng có thể có những cảm giác giống tôi, và tôi bắt tay vào hiện thực hóa xúc cảm ấy của mình.”

- Âm nhạc rất hay trong bộ phim được dựa chủ yếu trên nền nhạc của bản “Sóng Danúp” của nhà soạn nhạc người Rumani nổi tiếng vào cuối thế kỷ 18, Iosif Ivanivici. (phải chăng tiếng sóng của miền quê Hà Lan nơi tác giả đã dựng lên phim cũng chính là tiếng sóng của dòng sông xanh Danuyp?)

* Và một chút thông tin về tác giả:

Micheal Duduk De Wit sinh năm 1953 tại một miền quê Hà Lan, sinh sống và học tập tại đó suốt quãng thời gian thơ ấu. Năm 1978 ông tốt nghiệp trường ĐH Mỹ Thuật Nam Surrey và cho ra đời bộ phim hoạt hình đầu tiên “The Interview”. Sau một thời gian làm việc tại Barcelona, ông định cư tại Anh và thành lập một xưởng phim chuyên làm phim quảng cáo trên truyền hình. Sau đó vào năm 1992 ông bắt tay vào làm “Tom Sweep” và sau nữa là “The Monk and the Fish” (1994) và mới đây nhất là “Father and Daughter” (2000). Sau thành công của bộ phim hoạt hình này đã có rất nhiều lời mời từ các hãng phim lớn đề nghị ông sản xuất phim dài (phim nhựa), nhưng Micheal vẫn chưa nhận một lời mời nào vì theo ông “tự do và cảm hứng là quan trọng nhất, mọi sự gượng ép đều không mang lại hiệu quả”. Hiện tại ông đang làm minh họa sách và làm giảng viên về ngành họat hình trong các trường ĐH mỹ thuật ở Anh và một số trường khác ở nhiều nước khác nhau.


Trên đường đồi phẳng lặng. Hai cha con thong dong đạp xe. Hai bên đường là hàng cây rậm rạp xanh tươi. Đến mỏm đá kia, người cha bước xuống chiếc thuyền đậu sẵn dưới bến. Chèo đi và chẳng trở về. Cô bé con đứng trên đồi, nhìn theo cha, bơ vơ lạc lõng. Năm phút, mười phút hay hơn, cô bé bỏ về. Để rồi chiều chiều, trên con đường hun hút tưởng chừng dài vô tận, không thấy đích đến mà khi quay lại cũng chẳng thấy lối về. Cô bé ở giữa con đường, chỉ biết mải miết đạp xe. Bánh xe lăn vòng, quay đều. Trên ngọn đồi xưa, cô bé đứng đó chờ cha. Thời gian trôi qua, cô bé ngày một lớn lên. Thói quen vẫn không thay đổi.

Từng chiều rồi lại từng chiều, cô bé con đạp xe lon ton lên đồi, đứng đấy rồi lại lững thững đạp về. Cứ thế, cứ thế, bánh xe vẫn cứ lăn hoài. Thành thiếu nữ, cô lên đồi cùng bạn bè, cùng người yêu. Thành phụ nữ, cùng con và chồng. Đã đủ trưởng thành để hiểu nguyên nhân cha cô không trở lại. Thế mà khi đã là một cụ già, bà vẫn lên đồi, một mình.

Ngọn đồi nhỏ, con đường mênh mông, hai hàng cây qua bao mùa thay lá giờ trơ trụi, chỉ có tấm lưng còng vẫn còn hiện hữu.

Sức đã già, chân đã mỏi, chiềc xe đạp còm cõi cũng không còn đứng vững. Bà vẫn ở đây. Hôm nay cũng là một buổi chiều bình thường. Vẫn chỉ mình bà già héo hắt đứng đây. Lần này, bà không đứng chờ, mà men theo bờ xuống tận bến sông, qua mấy chục năm giờ đã là đồng cỏ lau dài lút đầu người. Bà dò dẫm từng bước, đến chính giữa lòng sông, bà trông thấy chiếc thuyền, lật úp. Chiếc thuyền khi xưa của cha bà... Giờ, thuyền đây mà người lại chẳng thấy đâu. Nằm trên chiếc thuyền, bà như mong tìm lại chút hơi ấm sót lại của ai. Rồi bà lịm đi. Và trông thấy cha của xưa kia, thấy bà của xưa kia. Một con bé con, rồi một cô thiếu nữ, chạy băng băng trên đồng cỏ về phía cha, đầy sức sống.

Cô ấy chạy lại, như trẻ thơ, ôm lấy cha bằng tất cả sức mạnh của mình. Thời gian như quay ngược trở lại. Họ trở về ngày xưa. Ngày hai cha con cùng đạp xe trên đồi, cười đùa vui vẻ. Quên đi mọi phiền muộn, mọi thứ xung quanh. Họ cùng ở bên nhau mãi mãi. Bánh xe thời gian vẫn quay...

Một phim hoạt hình lạ. Không nhiều màu sắc. Tông màu chủ yếu là trắng, đen. Gam màu nặng tạo cảm giác nặng trĩu, buồn thảm xuyên suốt bộ phim. Màu của thời gian, của sự quên lãng. Âm nhạc cũng góp phần chủ đạo nhấn mạnh thêm nét bi của hoạt hình ngắn này. Lúc trầm, lúc da diết đến nao lòng, lúc lại chói tai đến thành khó nghe.

Cảnh vẽ không trau chuốt. Đơn giản mà đọng lại nhiều ý nghĩa. Cảnh tĩnh nhiều hơn cảnh động. Nhưng không chậm, không nhanh. Cứ đều đều và nhịp nhàng như vòng quay những chiếc xe đạp. Xoay tròn, đều đặn, như bánh xe thời gian.

Đặc biệt, có những cảnh vẽ rất xúc động. Như hình ảnh tương phản của cô bé con và một bà già nọ trên đường, cô thiếu nữ với một phụ nữ, cuối cùng là bà già với cô bé nọ đạp xe ngược chiều nhau. Đó là một chuỗi hình ảnh liên tiếp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cô bé gái. Được thể hiện lờ mờ thông qua những con người khác nhau nhưng cùng đi trên một con đường. Nó cho ta thấy trước cả một cuộc đời phía trước của cô gái nhỏ chỉ là mãi chờ cha trong hy vọng.

Về cảnh cuối, khi cô thiếu nữ ôm lấy cha, tôi nghĩ đó là một độ tuổi nhất định và an toàn nằm giữa hai khoảng trẻ thơ và già dặn. Vì khi là một đứa bé, cô không thể nào hiểu hết được cái đớn đau khi cha bỏ mình ra đi. Nó giả như là một đứa bé mất món đồ chơi yêu quý và chỉ mong tìm lại để chơi tiếp. Chỉ có thế. Còn khi là thiếu nữ, hiểu biết rồi, cô mới thấm rõ được sự xót xa của câu chuyện này. Từ đó, sự đợi chờ của cô mới vẫn hoàn toàn trong hy vọng, vẫn còn nguyên những tình cảm cha con ban đầu. Trọn vẹn chứ không nhạt phai dần khi cô ngày một già thêm và hy vọng này lại biến thành một thứ nghĩa vụ.

Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già. Chỉ có kỷ niệm là sống mãi với thời gian.

Xem xong hoạt hình ngắn này, để ta hiểu rằng, có cha, có mẹ, có cả một gia đình thật là hạnh phúc biết bao. Và để nhận ra tâm hồn trong trẻo chân thành của trẻ thơ đúng là một báu vật vô giá của con người.

Thêm một điều nữa, nếu bạn có dịp xem phim này, tôi tin chắc rằng các bạn dù ít thì nhiều, sẽ xúc động đến phát khóc - trừ người nào "bêtông - cốt thép" thôi!


Bài hay
NAD
01/11/2008
11

Comments

  1. đek xem được

    ReplyDelete
  2. Hehe hồi xưa em cũng hay xem cái phim này lắm :D

    Mà k xem đc thật :( Load mãi :(

    ReplyDelete
  3. Mợ, tại tamtay.vn nó fix link video đó mà. Đã thay link khác của baamboo.

    ReplyDelete
  4. Bộ phim thật cảm động rơi nước mắt. Cám ơn bạn NAD.

    ReplyDelete
  5. ùhm, hồi xưa vtv chiếu fim này suốt

    ReplyDelete
  6. Cái này tớ đã xem rất lâu rồi,cũng từng post lên blog và cũng đã xoá, xem đi xem lại vẫn cảm động khó tả ^^

    ReplyDelete
  7. Cảm động bình thường, trc mình post ở blog yahoo đc 7 comment lận =)), kỷ lục

    ReplyDelete
  8. Popular Pages Today
    1. Manchester United Supporter Viet Nam & More 28.31%
    2. Download: Top 100 Hollywood Celebrity Nude Clip - Top 100 cảnh nóng hay nhất của Hollywood 15.08%
    3. Lên giường và hiếp dâm Phạm Băng Băng 14.32%
    4. Trái táo Hoàng Thuỳ Linh 9.84%
    5. Clip sex của siêu mẫu ngực trần Keeley Hazell 8.25%
    6. Clip Sex của đôi học sinh lớp 10 bị tung lên mạng 7.96%
    7. Cô giáo Thảo - kinh điển 1 thời (cấm trẻ em dưới 18 tuổi) 4.23%
    8. Trần Hảo - Mỹ nữ "vạn người mê" 4.19%
    9. Lên giường với pé Tin - entry 3 3.94%
    10. Thác loạn vũ trường - entry 2 3.89%

    hảo lơ, hảo lơ =))

    ReplyDelete
  9. Top toàn gái và xxx :))

    ReplyDelete
  10. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!