Phần 1: “Cú ăn ba” bất tử
“Mở két” mua 3 ngôi sao
Năm 1998, Arsenal đoạt cú đúp (VĐQG, cúp QG) tại Anh. Alex Ferguson nhận thấy ông cần phải làm điều gì đó thật đặc biệt. Đã 30 năm, M.U chưa hề chạm tay đến chiếc cúp C1 danh giá. Ferguson đã 5 lần dẫn dắt M.U dự cúp C1 nhưng điều thất bại ê chề. Hai mùa giải gần nhất, M.U chỉ vào đến bán kết và tứ kết Champions League, Ferguson biết ông và các học trò còn có thể tiến xa hơn thế. Chỉ có một cách là…
Suốt thời gian dài, Ferguson đã nhượng bộ ban lãnh đạo M.U quá nhiều. Thay đổi hoặc là chết, Ferguson quyết định gây áp lực với chủ tịch Martin Edwards và giám đốc tài chính David Gill. Họ nói thẳng: “Fergie, anh chỉ có tối đa 14 triệu bảng chi cho các vụ chuyển nhượng”. Ferguson mua Jaap Stam. Trung vệ Hà Lan này chơi không mấy thành công tại World Cup 1998, nhưng đây là cầu thủ mà HLV M.U rất ngưỡng mộ từ năm 1997. Nhiều người chê cười Ferguson bởi cái giá 10 triệu bảng (kỷ lục TG thời bấy giờ dành cho một hậu vệ) bị xem quá đắt so với tài năng thực của Stam. Ferguson phớt lờ, ông mua tiếp tiền vệ Thụy Điển Jesper Blomqvist với giá 4 triệu bảng từ IFK Goterborg. Ngân quỹ đã cạn song Ferguson vẫn chưa “mua sắm” đủ.
Ferguson muốn có Dwight Yorke, tiền đạo da màu của Aston Villa. Ngặt nỗi, giá của cầu thủ Trinidad & Tobago này lên đến 12,5 triệu bảng. Ferguson muốn mượn Yorke nhưng Villa không chịu. Rốt cuộc, M.U phải chi đậm nên nguy cơ thâm hụt tài chính hiện rõ trước mắt. Ferguson hiểu nếu mùa giải 1998 – 99 không thành công, triều đại của ông tại M.U rất có thể sẽ chấm dứt.
Muốn thành công cần mạo hiểm, Ferguson đã đi nhiều nước cờ quan trọng. Sau khi mua Stam, Blomqvist và Yorke, Ferguson gây sốc khi để trung vệ kỳ cựu có 9 năm thành công tại M.U Gary Pallister rời sân Old Trafford đến với đội bóng quê hương anh là Middlesbrough vì Fergie không thể từ chối giá chuyển nhượng 2,5 triệu bảng (quá hời để bán một cầu thủ lớn tuổi như Pallister, Ferguson nói vậy). Loại Pallister song Ferguson đặt niềm tin tuyệt đối vào Stam dù anh chơi tồi ở trận tranh Siêu cúp Anh 1998 – 99 (M.U thua Arsenal 0-3). Ở buổi trả lời phỏng vấn sau trận đấu, Ferguson gãi đầu, phân bua: “Theo tôi thì Stam rất nhanh, quyết đoán, mạnh mẽ, có tư chất thủ lĩnh. Anh ấy cần thêm thời gian thích nghi. Chắc chắn Stam sẽ trở thành trung vệ hàng đầu TG!”. Một số bài báo ngày hôm sau chế nhạo nhận định “điên rồ’ này, nhưng Ferguson vẫn tin rằng mua Stam với giá 10 triệu bảng là phi vụ lãi lớn của M.U.
Khởi đầu cho mùa giải 1998 – 99 với “cú ăn ba” phi thường của M.U là muôn vàn khó khăn. Ngày 20/9/1998, M.U lại thua Arsenal với cùng tỷ số 0-3 (lần này là tại Premiership). Chỉ trong nửa mùa giải đầu tiên, M.U đã thua 3 trận mà thường thì một đội bóng thua quá 3 trận rất khó vô địch Anh. Khó khăn chồng chất khó khăn. Sau khi vượt qua vòng sơ loại trước LKS Lodz của Ba Lan, M.U rơi vào bảng tử thần tại Champions League với Barcelona và Bayern Munich. Ở bảng này còn có Brondby (đội bóng cũ của thủ môn – đội phó M.U Peter Schmeichel) là kẻ lót đường (M.U thắng CLB Đan Mạch này với tổng tỷ số 11-2 sau 2 lượt trận). M.U hòa Bayern Munich và Barcelona trong cả 2 lượt trận (đi, về) rất hấp dẫn. M.U lọt vào tứ kết Champions League, niềm tin của thầy trò Ferguson tăng cao dù trước mắt là cả chặng đường dài gian nan.
Người nỗ lực và có động lực thi đấu cao nhất trong đội hình M.U chính là Schmeichel. Thủ môn này tuyên bố sẽ rời M.U vào cuối mùa bóng 1998 – 99, một cú sốc lớn cho các fan thành Manchester vào thời điểm tháng 11/1998. Theo Ferguson, Schmeichel là thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử với 8 năm tuyệt vời ở M.U. Ferguson đã bảo Schmeichel: “Thời gian không chờ đợi ai. Bây giờ hoặc không bao giờ, anh hãy viết nên trang sử vẻ vang cùng M.U”.
Schmeichel được chú ý nhiều nhưng những cầu thủ khác của M.U thậm chí còn xuất sắc hơn, điển hình như Yorke. Cầu thủ này có tài giữ bóng khéo, lừa bóng điêu luyện, chuyền bóng hay và kết thúc lạnh lùng – chuẩn xác. Sự có mặt của Yorke đã giúp Andy Cole hồi sinh. Cặp Yorke – Cole là một trong những cặp tiền đạo hay nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Họ chơi ăn ý với nhau tuyệt đối (như ở trận M.U hòa Barca 3-3 tại Nou Camp), khi mùa bóng chưa kết thúc Cole và Yorke đã ghi 53 bàn cho đội bóng áo đỏ thành Manchester.
M.U gặp thuận lợi vì nhiều cầu thủ đạt phong độ tốt và thể lực sung mãn, nhưng Ferguson cũng có không ít nỗi lo. Tháng 12/1998, trước trận đấu sinh tử với Bayern Munich ở lượt trận chót vòng bảng tại Old Trafford, trợ lý HLV Brian Kidd tuyên bố sẽ ra đi với đích đến là Blackburn Rovers. Cả đội bóng bị sốc. Kidd đã chứng tỏ ông là HLV có tài sau 7 năm giúp Ferguson rất nhiều trong các buổi tập, nhiều sáng kiến của ông đã được áp dụng thành công tại M.U. Kidd là chuyên gia đào tạo trẻ, rất được các cầu thủ yêu mến vì ông luôn gần gũi họ. Cộng với kinh nghiệm phong phú thời còn là cầu thủ, Kidd đã trở thành HLV có dấu ấn đậm nét (về tính hiệu quả và tầm ảnh hưởng) trong lịch sử M.U.
Ferguson rất ngạc nhiên vì trước đó Kidd không hề có ý định trở thành HLV. Tuy nhiên, đại diện của Kidd là luật sư Michael Kennedy (cũng là đại diện của Roy Keane) đã bí mật liên hệ với chủ tịch Blackburn Rovers Jack Walker. Walker vốn thiếu kiên nhẫn nên Kidd phải nhanh chóng quyết định chuyện đi-ở. Đã sắp 50 tuổi, Kidd không còn nhiều thời gian nếu muốn nắm một đội bóng nào đó. Blackburn tuy là nhà vô địch Anh năm 1995 nhưng ở thời điểm cuối năm 1998 đang ở nhóm có nguy cơ rớt hạng. Chọn Blackburn bỏ M.U là quyết định rất mạo hiểm, Ferguson đã nói với Kidd như vậy. Ban lãnh đạo M.U có vẻ sẵn sàng để Kidd ra đi nhưng Ferguson không muốn mất vị trợ lý đắc lực ở vào thời điểm quan trọng của mùa giải 1998 – 99.
“Tóc tôi như bạc thêm nhiều vì Kidd”, Ferguson đã nói vậy. Ferguson đã rất cố gắng, nhưng…
M.U gặp Juventus ở trận lượt về với bao khó khăn chồng chất. Giggs, người hùng của trận bán kết cúp FA, vắng mặt vì đau mắt cá. M.U bị cầm hòa 1-1 trên sân nhà, buộc phải ghi bàn tại Delle Alpi nếu không sẽ bị loại khỏi trận CK. Juve có một HLV giỏi (Carlo Ancelotti) nhưng Ferguson thở phào vì người dẫn dắt Bà đầm già không còn là ông bạn già Marcello Lippi. Nếu Lippi còn tại vị, có lẽ Juve đã vượt qua M.U.
Nhưng đó là số mệnh. M.U xứng đáng thắng vì họ đã chơi với tinh thần quả cảm. Trận đấu mới diễn ra 11 phút, đội chủ nhà đã ghi 2 bàn đều do công của Inzaghi sau nỗ lực lớn của Zidane. Hàng thủ M.U bị xé toạc, buộc họ phải ghi ít nhất 2 bàn (và không thủng lưới thêm) mới có hy vọng vào chung kết. Với nhiều người, mọi hy vọng của M.U đã chấm dứt song có 2 người không nghĩ vậy: đó là Ferguson và Roy Keane.
Keane bị thẻ vàng, mất quyền dự trận CK (nếu M.U vượt qua bán kết). Từ thời điểm đó, đội trưởng của M.U hiểu anh cần cố gắng gấp đôi trong trận đấu cuối cùng của mình ở Champions League 1998 – 99. Keane có mặt khắp nơi, xốc dậy tinh thần của đồng đội. Chính anh bật cao đánh đầu từ đường chuyền của Beckham. M.U gỡ 1-2, rồi tỷ số là 2-2 trước giờ giải lao với bàn thắng của Yorke. Toàn thể thành Turin nói riêng và nước Ý nói chung bị sốc. Juve cần ghi bàn trong hiệp 2 còn mục tiêu số 1 của M.U là giữ sạch lưới. Phòng ngự thụ động trước Juve là sai lầm ngu xuẩn nhất nên M.U đã không ngần ngại phản công khi có thể. Vào cuối trận, Yorke đột phá giữa vòng vây 2 hậu vệ Juve. Anh bị thủ môn cản ngã song Cole có mặt kịp thời ghi bàn từ góc hẹp. Ferguson tự hào: “Suốt đời mình, tôi luôn muốn xây dựng một đội bóng kiểm soát bóng tốt, chơi với tốc độ và chiến thuật nhuần nhuyễn như M.U đã thể hiện trong 30 phút chót trận gặp Juve”.
Cú lội ngược dòng trước Juve là một trong những chiến công hiển hách nhất của Ferguson. Mọi thứ đều hoàn hảo, trừ một nỗi luyến tiếc: Ferguson đã đưa Paul Scholes vào sân từ ghế dự bị, cầu thủ này nhận thẻ vàng nên sẽ cùng Keane vắng mặt ở trận CK Champions League tại Nou Camp. An ủi duy nhất cho Keane và Scholes là trận CK cúp FA trước Newcastle.
Trước khi gặp Newcastle ở cúp FA vào ngày 22/5 tại London, M.U còn cuộc chiến căng thẳng với Arsenal ở Premiership. Chelsea của Gianluca Vialli hoặc Leeds United trẻ trung của David O’Leary có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thể bắt kịp Arsenal và M.U. Ở vị trí dẫn đầu bảng, M.U được tự quyết số phận của mình. Gặp Leeds tại sân Elland Road, M.U bị đội chủ nhà dẫn trước song Cole đã cho thấy đội bóng của Ferguson ở mùa giải 1998 – 99 là chuyên gia lội ngược dòng. M.U hòa trận này 1-1, sau đó thắng Villa 2-1 dù Denis Irwin bỏ lỡ một quả phạt đền. Đến trận gặp Liverpool tại Anfield, Ferguson kêu trời vì trọng tài David Ellaray lại bắt chính (vì Paul Durkin chấn thương). M.U bị cầm hòa trong một trận đấu mà Irwin thực hiện thành công 1 quả phạt nhưng sau đó bị Ellaray truất quyền thi đấu với thẻ vàng thứ 2 vì lỗi câu giờ. Ferguson tức điên nhưng không manh động. Ông hiểu ở giờ phút sinh tử, sự nóng nảy của mình sẽ làm hỏng cả quá trình sắp hoàn tất.
M.U và Arsenal cùng có 75 điểm sau 36 trận nhưng đội của Ferguson hơn xa về hiệu số. Leeds United bất ngờ hạ Arsenal 1-0 ở vòng 37, nếu M.U thắng Blackburn họ coi như vô địch. Cuộc đời thật trớ trêu: Blackburn do Brian Kidd dẫn dắt sẽ rớt hạng nếu không thắng M.U, song vị trợ lý cũ của Ferguson lại chọn phương án phòng ngự. Kết quả hòa khiến cả 2 “chết chùm”: Blackburn xuống hạng còn M.U phải thắng Tottenham ở vòng chót (vì Ferguson không tin Arsenal không thắng nổi Aston Villa). Tottenham ghi bàn trước nhờ công Les Ferdinand nhưng M.U không để mọi nỗ lực từ đầu mùa trở thành công cốc. David Beckham và Andy Cole ghi bàn, danh hiệu đầu tiên trong mùa giải 1998 – 99 của M.U là chức VĐQG.
Thừa thắng xông lên, M.U hạ nốt Newcastle trong trận CK cúp FA với các cầu thủ nổi bật là Scholes và lão tướng Teddy Sheringham. Chiếc cúp thứ hai đã có, giờ là chiếc cúp quan trọng nhất: Champions League. Các cầu thủ M.U mừng chiến thắng trước Newcastle chỉ đến… 1g30 sáng, họ tự động đi ngủ chuẩn bị cho trận gặp Bayern Munich.
Đối thủ này M.U đã gặp 2 lần ở vòng bảng, kết quả đều hòa. Ở lần gặp thứ 3 này, M.U gặp bất lợi vì thiếu Keane và Scholes. Thế là Ferguson phải đi những nước cờ táo bạo: đẩy Giggs từ trái sang phải, để Blomqvist đá cánh trái, Beckham lùi vào giữa giữ vai trò tiền vệ trung tâm. Hàng tiền vệ quá mới mẻ của M.U vận hành thiếu hiệu quả, Bayern Munich mở tỷ số và chơi hay hơn trong suốt cả trận. Dwight Yorke khá mờ nhạt, cầu thủ dự bị Sheringham khá xông xáo ở cánh trái nhưng bàn thắng vẫn chưa đến với M.U. Trọng tài thứ tư giơ bảng điện tử báo hiệu trận đấu chỉ còn 3 phút. Chiếc cúp Champions League đặt ở bục danh dự bên ngoài sân đã được buộc sẵn dải băng có màu cờ của Bayern Munich, chủ tịch UEFA Lennart Johansson đã bước xuống khán đài chuẩn bị trao cúp cho CLB Đức. Chỉ có Chúa mới cứu nổi M.U và quả thật phép lạ đã xuất hiện.
M.U được hưởng phạt góc, thủ môn Schmeichel lao lên. Bên ngoài đường piste, Ferguson hét: “Cái gã Đan Mạch điên khùng kia đang làm cái quái gì vậy?”. Nhưng chính Schmeichel đã đánh lạc hướng các hậu vệ Bayern Munich sau cú đá phạt của Beckham. Một pha lộn xộn trước khung thành Oliver Kahn, bóng đến chân Sheringham, anh sút bóng bằng cảm giác, bóng vào lưới. Bên ngoài sân, một thành viên ban huấn luyện M.U nói theo phản xạ: “Chúng ta hãy tổ chức đội hình lại theo sơ đồ 4-4-2 cho hiệp phụ”. Ferguson cũng nghĩ vậy, nhưng khi Denis Irwin có bóng ở giữa sân, HLV của M.U đã hét to: “Denis, trận đấu chưa kết thúc”. Irwin chuyền dài ra cánh, Solskjaer đuổi theo bóng, hậu vệ Bayern Munich lúng túng phá bóng chịu phạt góc. Lại là Beckham sút phạt góc, bóng đến đầu Sheringham, anh chuyền cho Solskjaer đệm bóng chuẩn xác.
Cả nước Đức than khóc còn người Anh mở tiệc ăn mừng, riêng có một người tự nhận mình giống… kẻ điên: “Tôi đã la hét đến khản cổ như người mất trí. Tôi hạnh phúc vì điều đó. Không có kẻ điên nào sung sướng hơn tôi”.
Chiến tích đoạt cú ăn ba của Ferguson là như vậy, có may mắn nhưng không thể phủ nhận Sir Alex rất tài năng. Giờ Ferguson đã là HLV lỗi lạc nhưng ông vẫn khiêm tốn khi nói rằng có một HLV còn lỗi lạc hơn ông, đó là người thầy Jock Stein.
Phần 2: Alex Ferguson học được gì từ Jock Stein?
Một HLV giỏi cần biết tất cả và kiểm soát tất cả
“Với bất kỳ HLV trẻ nào mới làm quen với bóng đá, Jock Stein chính là trường đại học bóng đá chỉ cần 1 giảng viên vào loại ưu tú nhất”, Alex Ferguson đã nói như thế về ông thầy của mình.
Sau khi cùng Aberdeen đoạt chức VĐQG, cúp QG Scotland và cúp C2 châu Âu, Ferguson từng nghĩ ông đã “tốt nghiệp” khóa HLV cao cấp. Đến khi gặp Stein, Ferguson mới biết “thế giới rộng lớn cỡ nào, còn tôi chỉ là một thực thể nhỏ bé trong cái thế giới ấy”. Khi Jim McLean từ chức trợ lý HLV tuyển Scotland, Ferguson không bỏ lỡ cơ hội cộng tác với Jock Stein. Ferguson sướng rơn khi được Stein ngỏ ý mời, nhưng cũng đủ tỉnh táo đặt 2 câu hỏi: 1/Tôi có được chịu trách nhiệm quá trình chuẩn bị của ĐT Scotland?; 2/Tôi có quyền chọn đội hình thi đấu? Stein “OK” ngay câu hỏi đầu, lưỡng lự trước khi trả lời câu thứ nhì: “Tôi sẽ chọn cầu thủ thi đấu, cậu có quyền góp ý”. Thế là thỏa thuận xong.
Mọi người đều biết thành tích đồ sộ của Stein lúc còn dẫn dắt Celtic. Chín chức VĐQG liên tiếp, hàng loạt danh hiệu khác và nhất là chiếc cúp C1 châu Âu 1967 (Celtic là đội đầu tiên tại Vương quốc Anh vô địch châu Âu) là những điều tuyệt vời về Stein. Nhưng có một điều tuyệt vời hơn: đội hình chính thức của Celtic thắng Inter Milan trong trận CK cúp C1 1967 có đến 10 cầu thủ sinh trưởng gần sân Celtic Park và một “người ngoài” (Bobby Lennox, sinh tại vùng Ayrshire cách Celtic Park cũng chỉ gần 50km). Một đội hình gồm toàn cầu thủ “cây nhà lá vườn” đăng quang ở châu Âu, đó là điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá! Chính vì thế, Ferguson không thể bỏ lỡ cơ hội cộng tác với Stein.
Stein không có bằng HLV nhưng chẳng sao, hiệu quả công việc là yếu tố quan trọng số 1. Stein đánh giá một cầu thủ không chỉ trên khía cạnh cầu thủ mà còn ở khía cạnh con người. Ông giúp các cầu thủ phát hiện những điểm mạnh nhất và yếu nhất của họ, rồi tìm cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Bí quyết ấy của Stein, Ferguson vẫn áp dụng cho đến ngày nay (ông đối xử với Wayne Rooney hoặc Ryan Giggs như con mình chứ không chỉ là một cầu thủ giỏi).
Ngay từ ngày đầu xỏ giày đá bóng, Ferguson đã có ý định trở thành HLV nên luôn học hỏi về nghề này mỗi khi có cơ hội. Khi mới 22 tuổi (thi đấu cho CLB Dunfermline), Ferguson đã theo học lớp đào tạo HLV. Đến năm 24 tuổi, ông có bằng HLV toàn phần. Stein từng dẫn dắt Dunfermline, những người từng làm việc với Stein luôn có ấn tượng tốt đẹp về ông. Stein luôn tạo cảm giác gần gũi với các cầu thủ.
Có lần Ferguson vào một cửa hiệu, gặp Stein ở đó. Ferguson rất tự hào vì được Stein hỏi thăm: “Chào Alex, cậu thích chơi cho Dunfermline chứ?”. Giúp các cầu thủ cảm nhận họ thật sự quan trọng với đội bóng là điều cần thiết, nhưng tất cả cần có tôn ti trật tự hẳn hoi. Có lần, Ferguson gặp một cầu thủ trẻ 16 tuổi, cậu ta xởi lởi: “Chào Alex”. Lập tức, Ferguson gằn giọng: “Cậu có học cùng trường với tôi không!”. Cậu bé lí nhí: “Dạ không ạ!”. Ferguson: “Thế thì gọi tôi là Mr Ferguson hoặc ông chủ nhé!”.
Một HLV cần có quyền lực và được tôn trọng, cả Stein lẫn Ferguson đều tâm niệm như vậy. Stein có cả một hệ thống thông tin (cầu thủ, nhà báo, quan chức hoặc thậm chí cả người lao công) đủ để ông nắm bắt từng chi tiết diễn tiến hàng ngày của bóng đá Scotland. Ông quen hầu hết các chủ khách sạn, quán bar, nhà hàng lớn tại Scotland nên bất cứ cầu thủ nào chơi bời lêu lổng hãy coi chừng! Lúc 2g đêm thứ Bảy, một cầu thủ của Celtic có thể nhận cú điện thoại từ Stein: “Giờ này mà cậu còn chưa về nhà à?”. Kiểm soát tất cả và biết tất cả, Stein là như vậy. Ferguson thừa nhận hệ thống thông tin của ông không bằng Stein nhưng quyền lực thì như nhau. Stein từng từ chối không cho chủ tịch Bob Kelly chọn đội hình thi đấu của Celtic (ở nhiều đội bóng khác, HLV thường nhượng bộ chủ tịch), Ferguson cũng vậy. Trong 21 năm nắm M.U, chưa có vị chủ tịch nào dám xen vào công việc của HLV vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh.
Hiểu rõ cầu thủ còn hơn bản thân họ hiểu về mình, Stein cũng như Ferguson đều tin rằng đấy là bí quyết thành công liên quan đến chiến thuật, phong độ và thành tích của đội bóng. Có những cầu thủ cần được HLV theo sát từng li từng tí, ngược lại có những người nên để cho họ phát huy vai trò thủ lĩnh. Ferguson không bao giờ xen vào buổi “lên lớp” của Roy Keane (tại M.U) hoặc John Hewitt (tại Aberdeen) trong phòng thay quần áo của cầu thủ, bởi ông hiểu sự có mặt của mình sẽ đem lại tác dụng ngược.
Sự đa dạng về mặt chiến thuật, kỹ thuật hoàn chỉnh và tốc độ cao là những đặc điểm của hầu hết đội bóng do Stein dẫn dắt. Dựa trên tiêu chí đó, Stein sẽ chọn cầu thủ. Như vậy, ông không quá phụ thuộc vào yếu tố con người, ngược lại các cầu thủ phải phụ thuộc vào chiến thuật của Stein. Trận đầu tiên của Ferguson trong tư cách trợ lý HLV cho Stein ở tuyển Scotland diễn ra vào tháng 9/1984. Scotland thắng Nam Tư 6-1, Kenny Dalglish và Graeme Souness cùng đạt phong độ cao nhất. Ferguson rất ấn tượng với tiền vệ có lối chơi hiệu quả Souness. Danh thủ này nói rằng mỗi khi chơi bóng dưới sự dẫn dắt của Stein, anh luôn cảm thấy thoải mái nên dễ phô diễn mọi phẩm chất mình có.
Bất cứ ai từng làm việc với Stein đều có cảm giác tương tự. Stein khuyến khích các cuộc trao đổi và sẵn sàng tranh luận với Ferguson về những chuyện cỏn con nhất (chẳng hạn: “Hôm nay anh chàng McLeish để kiểu tóc mới ngộ nghĩnh, phải chăng anh ta vui vẻ nên sẽ đá hay hơn!”). Nhiều lúc Stein muốn nổi nóng vì Ferguson cứ liên tiếp hỏi hết chuyện này đến chuyện khác, song thường thì sau mỗi cuộc nói chuyện cả hai cùng thỏa mãn vì người hỏi cũng thông minh mà người trả lời cũng tài, cả hai biết “gãi đúng chỗ ngứa” của nhau.
Các buổi trò chuyện siết chặt tình cảm cá nhân, tạo nên mối gắn bó giữa các thành viên đội bóng và mỗi thành viên với CLB. Ferguson luôn cho rằng nếu không có đam mê công việc và nơi làm việc thì không thể thành công. Stein là điển hình. Ông đã giúp Celtic ghi tên trong lịch sử bóng đá châu Âu nhưng CLB này đã không đối xử tốt với ông. Dù vậy, Stein không trách móc lấy một lời. Cũng như Ferguson với M.U hiện nay, Stein yêu mến đội bóng của mình nên hết lòng vì nó, bất chấp tuổi tác, sức khỏe, quyền lợi tài chính và ngay cả… cái chết!
Phần 3: Sống chung với bợm nhậu
Các trụ cột của M.U đều là những “đệ tử Lưu Linh”
Ngay ngày đầu đến M.U, Alex Ferguson đã được chủ tịch Martin Edwards cảnh báo về “nạn ma men” trong cầu thủ. Thật ra, Ferguson cũng không lạ gì chuyện này bởi thói nhậu nhẹt là… truyền thống trong làng bóng đá Vương quốc Anh. Có những cầu thủ nhậu nhẹt quá độ đến nỗi tiêu tan sự nghiệp như George Best. Nhẹ hơn thì sự nghiệp đi xuống nhanh chóng như Paul Gascoigne. Cụ thể tại M.U, Ferguson biết người đồng hương Gordon Strachan là một trong những sâu rượu có cỡ. Nhiều ngôi sao cỡ quốc tế khác của M.U cũng giống Strachan. Họ than phiền hoài với Ferguson: chuyện ăn nhậu xuất phát từ giai tầng của họ trong xã hội.
Ferguson hiểu tất cả. Ông hiểu người Anh luôn có quan niệm những cầu thủ xuất thân từ gia đình lao động cũng nhiễm thói quen của người lao động: ban ngày khoác lên mình chiếc áo của người thợ, sau một ngày làm việc cực nhọc rất cần thư giãn bằng một cốc bia. Ngày thứ Bảy (cuối tuần) là dịp thư giãn “tới bến” sau một tuần vất vả. Nhưng cầu thủ bóng đá thì khác. Họ chỉ thi đấu 1 (hoặc tối đa 2 trận/tuần), những ngày còn lại là tập luyện và nghỉ ngơi. Cầu thủ không làm việc vất vả như người lao động nhưng đòi hỏi về thể lực và sức chịu đựng còn cao hơn. Một chầu nhậu bí tỉ sẽ phá hủy toàn bộ công sức tập luyện của riêng anh ta (lẫn đồng đội). Những cầu thủ Anh vượt biển Manche vào đất liền thi đấu đều hiểu các CLB Anh, Ý, TBN, Đức rất nghiêm khắc với thói rượu chè của cầu thủ. Tiếc rằng số cầu thủ Anh thi đấu tại châu Âu không nhiều nên chuyện rượu chè vẫn là vấn nạn của bóng đá Anh đến tận bây giờ.
Ferguson đã rất cố gắng phá vỡ thói quen ấy. Ngày thứ hai đến M.U, Ferguson ngạc nhiên trước luật “cầu thủ uống rượu 2 ngày trước trận đấu”. Hai ngày trước trận M.U gặp Oxford trên sân đối phương, Ferguson có buổi gặp đầu tiên với các cầu thủ. Một vài người đã say bí tỉ. HLV Ron Atkinson mở tiệc chia tay, mời họ đến dự. Ferguson không hài lòng. Lập tức, Ferguson bổ sung thêm: trong các buổi tập, cầu thủ nào có men rượu sẽ bị phạt nặng. Luật cấm uống rượu nghiêm khắc hơn, nhưng các cầu thủ không dễ chấp nhận. M.U thua Oxford 0-2. Ferguson biết một vài cầu thủ đã nhậu vào ngày trước trận đấu. Họ không giữ được thể lực tốt - một trong những yếu tố khiến M.U thất bại trước Oxford. Ferguson nổi nóng trong phòng thay quần áo sau trận đấu: “Hoặc các anh bỏ ngay thói rượu chè, hoặc rời M.U ngay lập tức!”.
Nhiều cầu thủ M.U thể lực đã không tốt, còn vướng thêm chuyện nhậu nhẹt, làm sao chịu nổi cường độ thi đấu cao tại giải VĐ Anh? Khi Ferguson đến M.U vào ngày 6/11/1986, đội bóng này đã 19 năm không đoạt chức VĐQG. Mọi thứ tại M.U rối như canh hẹ, hệ thống đào tạo trẻ gần như là con số không. Nhiều cầu thủ trẻ M.U mới nứt mắt đã phì phèo thuốc lá, tối tối lại làm vài “ve”. Ferguson biết ông phải làm lại từ đầu.
M.U tuy chưa đủ sức vô địch Anh nhưng trong tay Ferguson cũng có vài cầu thủ có đẳng cấp cao, chẳng hạn ngôi sao tiền vệ Bryan Robson, trung vệ Paul McGrath hoặc cầu thủ trẻ tài năng Norman Whiteside. Robson được Ferguson xếp vào nhóm 3 cầu thủ gây ấn tượng với Ferguson nhất trong hơn 4 thập kỷ sống cùng bóng đá. Robson là một siêu chiến binh, luôn thi đấu với tinh thần không khoan nhượng. Thái độ thi đấu của Robson ảnh hưởng nhiều đến các cầu thủ khác. Họ sẽ “sung” lên khi thấy thủ quân Robson tả xung hữu đột, chuyền bóng, chuồi bóng, cản phá, la hét. Robson thi đấu rất dũng mãnh nên dễ chấn thương. Dù anh tập luyện khá chăm chỉ nhưng vẫn chưa đủ. Ferguson nói thẳng với Robson: “Nếu anh không kiềm chế chuyện rượu chè, chấn thương sẽ lâu khỏi, thể lực sút giảm”. Ferguson cũng nói như thế với Whiteside và Grath - 2 trụ cột khác của ông.
Mới 17 tuổi, Whiteside đã dự World Cup 1982, tiếp đó là cúp TG 1986. Ferguson đánh giá cầu thủ Bắc Ireland này có “tài năng của một thiên tài” nhưng không biết phát triển tài năng ấy. Whiteside cứ luôn than thở về những chấn thương từ thời còn đi học làm hạn chế tốc độ và thể lực của anh khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp đỉnh cao. Ferguson không phủ nhận điều đó, nhưng ông nói thêm: “Cậu hãy nghĩ đến một chuyện khác. Nếu cậu bỏ rượu, tôi cam đoan mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn hẳn”. Whiteside ôm đầu suy nghĩ. Có vẻ cầu thủ trẻ này chịu nghe lời, chứ không như McGrath.
McGrath có sức mạnh thiên phú, kỹ thuật cao và tầm nhìn rộng. Nói chung, đó là một trung vệ tuyệt vời nếu không bị ảnh hưởng của chấn thương đầu gối và… rượu. Biết bao lần Ferguson gọi riêng McGrath vào văn phòng, nói về tác hại của rượu, không chỉ với sự nghiệp cầu thủ mà cả với cuộc sống sau bóng đá. McGrath ngồi đó, lẳng lặng lắng nghe, thậm chí lấy viết ghi lại những lời Ferguson nói. Đáng buồn là một khi rời khỏi văn phòng của vị HLV đáng kính, McGrath lại tiếp tục sống theo bản năng của mình.
Ferguson không nản chí. Ông yêu cầu Francis McHugh (bác sĩ của M.U) đến gặp McGrath song vẫn không ăn thua. Một vị… cha xứ tại Manchester cũng được mời đến nói chuyện với “con chiên hoang đàng” McGrath. Tất cả đều vô hiệu. Ferguson đã tính đến chuyện mời bác sĩ tâm lý cho siêu bợm nhậu này, trong khi vẫn không ngừng nói chuyện với vợ McGrath. Ferguson hy vọng tình yêu và trách nhiệm với gia đình sẽ giúp McGrath hồi tỉnh. Nhưng nỗ lực của ông vẫn bất thành.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, Ferguson cảm thấy bất lực. Ông không buồn vì mình thất bại, nhưng buồn vì đã không “cứu” được một con người. Ferguson đã suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng ông phải hành động vì lợi ích của đội bóng.
“Giải quyết” các bợm nhậu
Sống chung với các bợm nhậu luôn là nỗi ám ảnh của Ferguson, nhưng không vì thế mà ông sợ hãi. Ferguson đã tính trước một số phương án thay Whiteside và McGrath, song dĩ nhiên ông không để cho họ biết. Rồi một sự cố tồi tệ xảy ra.
Whiteside và McGrath cùng “tấn công” một hộp đêm lớn. McGrath tông xe gần khách sạn Bốn mùa, phải nhập viện. Cả Grath lẫn Whiteside đều bị chấn thương nặng. Vụ đụng xe càng làm mọi việc thêm tồi tệ. Hai ngôi sao của thành Manchester mất hết tính chuyên nghiệp, họ chỉ còn là những bợm nhậu thuần túy. Mỗi khi được Ferguson nhắc nhở, đôi bạn “lưu linh” này bỏ rượu được một thời gian ngắn, sau đó lại đâu vào đấy.
Tháng 1/1989, M.U có trận đấu quan trọng với Queens Park Rangers. M.U có 1 tuần chuẩn bị cho trận đấu này, riêng Whiteside và McGrath có 1 tuần… ăn nhậu phủ phê. Chiều thứ Ba, Ferguson nhận được tin từ hệ thống CĐV bí mật của ông: Whiteside và Grath la cà hết quán bar này đến quán bar khác tại vùng Cheshire. Sáng thứ Tư, họ đến sân tập của M.U trong trạng thái như kẻ nghiện ma túy. Ferguson không thể không điên tiết.
Ông phạt họ ở mức cao nhất cho phép theo thỏa thuận giữa Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh (PFA) và các CLB Anh. Đó là lời cảnh báo cao nhất mang tính răn đe cho toàn đội, nhưng Whiteshide và McGrath bất cần. Họ có nhiều tiền, mức phạt ấy đâu có đáng gì. Tồi tệ hơn, hai ngôi sao sáng của M.U còn tỏ thái độ chống đối ông thầy bằng cách làm một chầu hoành tráng vào buổi tối cùng ngày. Đến sáng hôm sau, McGrath chỉ có thể đi bộ trong khi các đồng đội tập rất sung.
Ferguson đuổi McGrath khỏi buổi tập. Cầu thủ này tỏ thái độ hằn học. Anh ta muốn chửi Ferguson câu gì đó, nhưng rồi lại thôi. Ferguson tính loại McGrath và Whiteside khỏi trận gặp Queens Park Rangers nhưng ông nghĩ lại, vẫn điền tên họ vào danh sách dự bị vì CLB đang thiếu cầu thủ trầm trọng do nạn chấn thương. Tối thứ Sáu (một ngày trước trận đấu), McGrath và Whiteside trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Granada tại quán bar Planet Zigzag. Ferguson rất không hài lòng: họ (trong “hình hài” của 2 tay bợm nhậu) làm xấu hình ảnh của M.U, thế mà Granada vẫn cố thực hiện cuộc phỏng vấn nhằm câu khách.
Trưa thứ Bảy, toàn đội M.U dùng bữa. Một cầu thủ bị bệnh, Ferguson chỉ còn 13 cầu thủ. Ông tính gọi McGrath thì anh ta nói với chuyên gia thể lực Jimmy McGregor rằng mình không được khỏe nên sẽ không ra sân. Ferguson cảm thấy như bị phản bội. Sau một tiếng chửi thề, Ferguson lập tức lấy lại bình tĩnh. Ông đã cố gắng “nhường nhịn” McGrath và Whiteside, không phải vì sợ họ mà chỉ vì lợi ích chung của đội bóng. Nhưng họ ngày càng làm tới. Khó có thể chấp nhận một người lính (hơn nữa còn là lính chiến) bỏ đội ngũ chỉ vài giờ trước một trận đánh lớn! Loại cầu thủ như thế không xứng đáng tồn tại nữa.
Whiteside bị bán sang Everton với giá 800.000 bảng, chỉ 2 ngày sau McGrath bị tống sang Aston Villa với giá phân nửa. Ferguson không quá lo lắng vì ông đã có chuẩn bị trước. Trung vệ Steve Bruce (sau này trở thành đội trưởng xuất sắc của M.U) được mua về từ Norwich với giá 700.000 bảng vào tháng 12/1987. Đây là một vụ chuyển nhượng hời. Ferguson cũng cho rằng Everton đã hời khi mua Whiteside. Mùa đầu tiên, cầu thủ Bắc Ireland này ghi 13 bàn. Mùa sau đó, anh chấn thương liên tục. Whiteside phải giải nghệ sớm khi chưa đến 30 tuổi. Một sự tiếc nuối lớn cho một tài năng cỡ lớn nhưng Ferguson thanh thản với quyết định của mình. Ông đã tách rời 2 “bợm nhậu’ Whiteside và McGrath, sự thay đổi môi trường bóng đá có thể giúp họ thoát khỏi thú đam mê đã ngấm vào máu của rất nhiều cầu thủ Anh.
Ferguson không lầm. Đến Villa, McGrath lấy lại phong độ, chơi tốt trong nhiều năm sau đó cả cho CLB lẫn đội tuyển (Ireland). Nhiều người trách Ferguson đã bỏ phí một nhân tài, nhưng HLV M.U biết ông đã làm đúng. Giữ McGrath chỉ có hại cho M.U và bản thân anh ta. Rời M.U, một cách tự nhiên McGrath xa lánh đám cánh hẩu tại các quán bar, vũ trường khét tiếng tại thành phố công nghiệp Manchester. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ The Sun, McGrath không tiếc lời chỉ trích Ferguson đã đẩy anh ta khỏi M.U. The Sun tìm đến Ferguson nhưng ông từ chối “phản công” McGrath. Ferguson hiểu rõ cách tốt nhất là im lặng, thời gian sẽ trả lời ông đúng hay sai.
M.U từng có rất nhiều cầu thủ tài năng nhưng nếu giữ họ, đội sẽ không thể tiến bộ vì có quá nhiều bợm nhậu. Gordon Strachan cũng là trường hợp tương tự. Sau khi rời M.U vào tháng 3/1989, Strachan đến Leeds và khôi phục phong độ tốt nhất. Tuy nhiên, trong 5 năm ở M.U Strachan chưa bao giờ phát huy hết tài năng của mình. Strachan rất tài năng, ăn to nói lớn, thích chỉ trích đồng đội. Sống gần Whiteside, McGrath và Bryan Robson, Strachan cũng trở thành bợm nhậu.
Trên sân cỏ, thỉnh thoảng Strachan lại tỏa sáng nhưng Ferguson tin rằng bán một cầu thủ 32 tuổi cho Leeds với giá 300.000 bảng không phải là thương vụ tồi. Đành rằng chính M.U đã giúp Leeds có một cầu thủ sáng giá trong tiến trình tiến đến chức vô địch Anh 1992 (Leeds vượt qua M.U vào những phút chót) nhưng Ferguson vẫn không lỗ. Bán Strachan cho Leeds, Ferguson tạo được mối quan hệ tốt với CLB này. Chính Leeds đã bán Eric Cantona cho M.U, “con ngựa chứng” của bóng đá Pháp nhưng lại là tài sản quý của M.U. Trong cuộc trưng cầu ý kiến các CĐV M.U vào năm 2000, Cantona được chọn là Cầu thủ hay nhất trong lịch sử M.U, trên cả Bobby Charlton, George Best hoặc Denis Law. Mất Strachan, có Cantona, xóa bỏ được nạn rượu chè tại M.U, Ferguson đã đi nước cờ xuất sắc ảnh hưởng lớn đến những năm tháng thành công của đội áo đỏ thành Manchester trong những năm 90.
Phần cuối: Chia tay một thủ lĩnh
Hai ngày 23 và 24/4/1997 sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí Ferguson. Ông “bị sốc như chưa bao giờ bị sốc như thế”. Đêm 23/4/1997, M.U bị Borussia Dortmund loại khỏi Champions League, sáng hôm sau Cantona nói anh sẽ giải nghệ. M.U sắp đoạt chức vô địch Anh lần thứ 4 trong 5 năm nhưng niềm vui đó vẫn chẳng thể bù đắp nỗi buồn lớn mang tên Cantona.
Nỗi lo của Ferguson đã thành sự thật, và nó đã manh mún từ đầu năm 1997. Có vẻ Cantona đã chán bóng đá. Mà một khi nghệ sĩ không còn cảm hứng với nghề, anh ta sẽ thôi không “sáng tác” những tuyệt phẩm bóng đá nữa. Đầu năm 1997, Cantona xin phép Ferguson thi đấu trong một trận từ thiện tại Barcelona với Jordi Cruyff và Karel Poborsky (2 cầu thủ mới của M.U). Cantona và Cruyff trở lại M.U như 2 người xa lạ. Trực giác cho Ferguson biết Cantona ngày càng xa rời cái tập thể mà anh dựng lên bằng cả tâm huyết lẫn tài năng, nơi mà Cantona được kính trọng tuyệt đối.
Nhưng một khi Cantona đã quyết định, không ai thay đổi được. Ferguson nghĩ Cantona muốn chuyển đến Barcelona (quả thật, sau khi giải nghệ có thời gian cầu thủ Pháp này đến sống tại xứ Catalonia). Không bao giờ để sự nghi ngờ cản trở công việc của mình, Ferguson lập tức gọi cho Cantona, mời anh nói chuyện. Thông thường, những cuộc nói chuyện như vậy rất có ích cho Ferguson vì Cantona là “quyển từ điển sống về bóng đá”, hơn nữa cách nói chuyện của danh thủ Pháp này cũng rất thu hút nhờ khiếu hài hước và sự chân thành. Tuy nhiên, ở lần nói chuyện này, Ferguson vô cùng thất vọng. Cantona hờ hững, mệt mỏi, nói cho xong chuyện.
Ở tuổi xấp xỉ 30, Cantona không còn có thể lực tốt nữa. Anh cần chế độ tập luyện đầy đủ và đúng mức nhưng một khi Cantona không tích cực tập luyện nữa, Ferguson có muốn tận dụng tối đa khả năng chuyên môn của danh thủ này cũng không được. Thành tích thi đấu của M.U trong mùa giải 1996 - 97 cũng là nguyên nhân khiến Cantona càng xa rời bóng đá.
Chiếc ghế HLV của Ferguson lung lay khi M.U thua Fenerbahce 0-1 ngay trên sân nhà, kỷ lục đáng tự hào 40 năm không thua tại Old Trafford trong các trận đấu tại cúp châu Âu bị phá vỡ. Giữa tháng 11/1996, Juventus xát muối vào nỗi đau của M.U khi rời Old Trafford cũng với một trận thắng 1-0. Để lọt vào tứ kết Champions League, M.U cần vượt qua Rapid Vienna trong một buổi tối lạnh lẽo tại thủ đô nước Áo. Trong hiệp 1, Peter Schmeichel có pha cứu thua tuyệt vời bằng một tay được sánh với pha bóng kinh điển của Gordon Banks trước cú đánh đầu của Pele tại World Cup 1970. Hai bàn thắng của Ryan Giggs và Cantona đảm bảo chiến thắng cho M.U nhưng Ferguson không thể vui trọn vẹn. Chấn thương đầu gối của Roy Keane khá nặng…
Quãng thời gian nghỉ 3 tháng giữa vòng bảng và vòng tứ kết đủ để M.U tìm một cú hích về mặt tinh thần bằng thành tích thi đấu ở giải trong nước. Tuy nhiên, mọi việc lại ngược với ý Ferguson. M.U thua Newcastle 0-5, bị Southampton “làm nhục” 6-3, tiếp theo đó là thất bại 1-2 trước Chelsea ngay trên sân nhà. Nhiều nhà chuyên môn đặt câu hỏi về khả năng bảo vệ chức vô địch Anh của M.U. Họ cho rằng Ferguson quá mạo hiểm khi đặt niềm tin vào lứa trẻ Beckham, anh em Neville, Scholes, Butt nhưng HLV của M.U vẫn kiên định với sự lựa chọn của mình.
Ferguson không lầm. Sau chuỗi 3 trận thua liên tiếp, M.U hạ Arsenal, khởi đầu cho chuỗi 16 trận bất bại trên hành trình bảo vệ thành công chức vô địch Anh. Vào cuối năm 1996, Ferguson hoàn tất 10 năm tại M.U. Một chặng đường dài đủ để Ferguson tỉnh táo nhìn lại những gì đã qua và chuẩn bị cho tương lai. Mối lo lớn nhất là gia đình. Ferguson cũng như Cantona đều thấy cuộc sống bóng đá chiếm quá nhiều thời gian của họ mà lẽ ra phải dành cho gia đình. Ferguson hiểu rõ khó khăn mà một HLV tại Anh phải hứng chịu. Những cầu thủ ngày nay được hưởng quá nhiều ưu đãi. Họ bị các tay đại diện xúi giục, được giới truyền thông tâng lên mây nên dễ tưởng mình là siêu sao, sẵn sàng “hạ gục” HLV hay các đồng đội cản trở anh ta thể hiện quyền uy của “ông vua” đội bóng.
Cũng may cho Ferguson là Cantona không phải loại cầu thủ đó. Anh hiểu Ferguson hơn ai hết, sát cánh bên ông thầy mình ở những lúc khó khăn. Chính Cantona đã thuyết phục Ferguson bỏ ngay ý nghĩ rời M.U. Cantona từng nói thẳng: “M.U có thể vắng Cantona nhưng không thể mất Ferguson!”. Lời Cantona đã tiếp thêm sức mạnh cho Ferguson chuẩn bị vòng tứ kết gặp Porto, đội bóng chưa hề thất bại ở vòng đấu bảng. Đội ĐKVĐ BĐN có nhiều cầu thủ Brazil xuất sắc, lại có phong độ cao. Ferguson hiểu ông chỉ có thể gây bất ngờ cho Porto bằng chiến thuật hợp lý.
Ferguson điều chỉnh vai trò của Giggs, không chơi bám ở cánh trái mà hoạt động tự do phía sau cặp tiền đạo Cole – Solskjaer. Cantona đá lùi hơn một chút so với thường lệ, hỗ trợ cho bộ ba Cole, Solskjaer, Giggs. Phương án này tỏ ra hiệu quả. M.U thắng 4-0, trận lượt về hòa 0-0. Đội bóng của Ferguson lọt vào bán kết gặp đối thủ khá nhẹ trên lý thuyết: Dortmund. Ferguson rất tin tưởng M.U sẽ vượt qua CLB Đức này để trở lại trận CK cúp C1 sau 29 năm chờ đợi. Tuy nhiên, không may cho Ferguson là Peter Schmeichel và David May chấn thương trong buổi tập trước trận đấu. M.U thua Dortmund cả 2 lượt trận đi, về với cùng tỷ số 0-1.
Ferguson thất vọng, nhưng nỗi thất vọng lớn nhất là Cantona. Anh bỏ lỡ một cơ hội không thể bỏ lỡ ở trận lượt về tại Old Trafford. Tinh thần thi đấu của Cantona lại có vấn đề. Ferguson hiểu vấn đề tâm lý là rào cản duy nhất ngăn Cantona trở thành cầu thủ số 1 TG. Nhưng Ferguson đã nhiều lần giúp Cantona vượt qua giai đoạn khó khăn, chẳng hạn án treo giò 8 tháng vì cú kungfu vào một fan của Crystal Palace. Song, lần này Ferguson đã thất bại.
Cantona xin gặp Ferguson. Anh nói thẳng: M.U thiếu hoài bão nên đã không mua những cầu thủ giỏi tăng cường sức mạnh của đội, hơn nữa đội quá chú trọng vào khía cạnh kinh doanh, biến các cầu thủ thành những công cụ bên ngoài sân cỏ hơn là những công cụ đạt đến thành công trên sân cỏ. Ferguson thông cảm với Cantona nhưng chính sách lương bổng tại M.U không cho phép những cuộc chuyển nhượng cỡ lớn như Marcel Desailly, Gabriel Batistuta hoặc Ronaldo trở thành hiện thực.
Ferguson ghét việc M.U trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn vì mọi hoạt động của đội bóng đều bị giới hạn với mối quan hệ về cân bằng tài chính. Sau vụ Cantona, Ferguson đã nói thẳng với ban lãnh đạo: “Chúng ta cần tung tiền mua cầu thủ giỏi, nếu không đội bóng sẽ không thành công và sân Old Trafford sẽ trống vắng, việc kinh doanh cũng trì trệ theo”. Kết quả là M.U tung tiền mua Stam, Blomqvist và Yorke, lập nên cú ăn ba kỳ diệu. Trong chiến công ấy, Ferguson vẫn nhớ đến Cantona, người đội trưởng – thủ lĩnh - cầu thủ tuyệt vời bậc nhất trong lịch sử M.U...
“Mở két” mua 3 ngôi sao
Năm 1998, Arsenal đoạt cú đúp (VĐQG, cúp QG) tại Anh. Alex Ferguson nhận thấy ông cần phải làm điều gì đó thật đặc biệt. Đã 30 năm, M.U chưa hề chạm tay đến chiếc cúp C1 danh giá. Ferguson đã 5 lần dẫn dắt M.U dự cúp C1 nhưng điều thất bại ê chề. Hai mùa giải gần nhất, M.U chỉ vào đến bán kết và tứ kết Champions League, Ferguson biết ông và các học trò còn có thể tiến xa hơn thế. Chỉ có một cách là…
Suốt thời gian dài, Ferguson đã nhượng bộ ban lãnh đạo M.U quá nhiều. Thay đổi hoặc là chết, Ferguson quyết định gây áp lực với chủ tịch Martin Edwards và giám đốc tài chính David Gill. Họ nói thẳng: “Fergie, anh chỉ có tối đa 14 triệu bảng chi cho các vụ chuyển nhượng”. Ferguson mua Jaap Stam. Trung vệ Hà Lan này chơi không mấy thành công tại World Cup 1998, nhưng đây là cầu thủ mà HLV M.U rất ngưỡng mộ từ năm 1997. Nhiều người chê cười Ferguson bởi cái giá 10 triệu bảng (kỷ lục TG thời bấy giờ dành cho một hậu vệ) bị xem quá đắt so với tài năng thực của Stam. Ferguson phớt lờ, ông mua tiếp tiền vệ Thụy Điển Jesper Blomqvist với giá 4 triệu bảng từ IFK Goterborg. Ngân quỹ đã cạn song Ferguson vẫn chưa “mua sắm” đủ.
Ferguson muốn có Dwight Yorke, tiền đạo da màu của Aston Villa. Ngặt nỗi, giá của cầu thủ Trinidad & Tobago này lên đến 12,5 triệu bảng. Ferguson muốn mượn Yorke nhưng Villa không chịu. Rốt cuộc, M.U phải chi đậm nên nguy cơ thâm hụt tài chính hiện rõ trước mắt. Ferguson hiểu nếu mùa giải 1998 – 99 không thành công, triều đại của ông tại M.U rất có thể sẽ chấm dứt.
Muốn thành công cần mạo hiểm, Ferguson đã đi nhiều nước cờ quan trọng. Sau khi mua Stam, Blomqvist và Yorke, Ferguson gây sốc khi để trung vệ kỳ cựu có 9 năm thành công tại M.U Gary Pallister rời sân Old Trafford đến với đội bóng quê hương anh là Middlesbrough vì Fergie không thể từ chối giá chuyển nhượng 2,5 triệu bảng (quá hời để bán một cầu thủ lớn tuổi như Pallister, Ferguson nói vậy). Loại Pallister song Ferguson đặt niềm tin tuyệt đối vào Stam dù anh chơi tồi ở trận tranh Siêu cúp Anh 1998 – 99 (M.U thua Arsenal 0-3). Ở buổi trả lời phỏng vấn sau trận đấu, Ferguson gãi đầu, phân bua: “Theo tôi thì Stam rất nhanh, quyết đoán, mạnh mẽ, có tư chất thủ lĩnh. Anh ấy cần thêm thời gian thích nghi. Chắc chắn Stam sẽ trở thành trung vệ hàng đầu TG!”. Một số bài báo ngày hôm sau chế nhạo nhận định “điên rồ’ này, nhưng Ferguson vẫn tin rằng mua Stam với giá 10 triệu bảng là phi vụ lãi lớn của M.U.
Khởi đầu cho mùa giải 1998 – 99 với “cú ăn ba” phi thường của M.U là muôn vàn khó khăn. Ngày 20/9/1998, M.U lại thua Arsenal với cùng tỷ số 0-3 (lần này là tại Premiership). Chỉ trong nửa mùa giải đầu tiên, M.U đã thua 3 trận mà thường thì một đội bóng thua quá 3 trận rất khó vô địch Anh. Khó khăn chồng chất khó khăn. Sau khi vượt qua vòng sơ loại trước LKS Lodz của Ba Lan, M.U rơi vào bảng tử thần tại Champions League với Barcelona và Bayern Munich. Ở bảng này còn có Brondby (đội bóng cũ của thủ môn – đội phó M.U Peter Schmeichel) là kẻ lót đường (M.U thắng CLB Đan Mạch này với tổng tỷ số 11-2 sau 2 lượt trận). M.U hòa Bayern Munich và Barcelona trong cả 2 lượt trận (đi, về) rất hấp dẫn. M.U lọt vào tứ kết Champions League, niềm tin của thầy trò Ferguson tăng cao dù trước mắt là cả chặng đường dài gian nan.
Người nỗ lực và có động lực thi đấu cao nhất trong đội hình M.U chính là Schmeichel. Thủ môn này tuyên bố sẽ rời M.U vào cuối mùa bóng 1998 – 99, một cú sốc lớn cho các fan thành Manchester vào thời điểm tháng 11/1998. Theo Ferguson, Schmeichel là thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử với 8 năm tuyệt vời ở M.U. Ferguson đã bảo Schmeichel: “Thời gian không chờ đợi ai. Bây giờ hoặc không bao giờ, anh hãy viết nên trang sử vẻ vang cùng M.U”.
Schmeichel được chú ý nhiều nhưng những cầu thủ khác của M.U thậm chí còn xuất sắc hơn, điển hình như Yorke. Cầu thủ này có tài giữ bóng khéo, lừa bóng điêu luyện, chuyền bóng hay và kết thúc lạnh lùng – chuẩn xác. Sự có mặt của Yorke đã giúp Andy Cole hồi sinh. Cặp Yorke – Cole là một trong những cặp tiền đạo hay nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Họ chơi ăn ý với nhau tuyệt đối (như ở trận M.U hòa Barca 3-3 tại Nou Camp), khi mùa bóng chưa kết thúc Cole và Yorke đã ghi 53 bàn cho đội bóng áo đỏ thành Manchester.
M.U gặp thuận lợi vì nhiều cầu thủ đạt phong độ tốt và thể lực sung mãn, nhưng Ferguson cũng có không ít nỗi lo. Tháng 12/1998, trước trận đấu sinh tử với Bayern Munich ở lượt trận chót vòng bảng tại Old Trafford, trợ lý HLV Brian Kidd tuyên bố sẽ ra đi với đích đến là Blackburn Rovers. Cả đội bóng bị sốc. Kidd đã chứng tỏ ông là HLV có tài sau 7 năm giúp Ferguson rất nhiều trong các buổi tập, nhiều sáng kiến của ông đã được áp dụng thành công tại M.U. Kidd là chuyên gia đào tạo trẻ, rất được các cầu thủ yêu mến vì ông luôn gần gũi họ. Cộng với kinh nghiệm phong phú thời còn là cầu thủ, Kidd đã trở thành HLV có dấu ấn đậm nét (về tính hiệu quả và tầm ảnh hưởng) trong lịch sử M.U.
Ferguson rất ngạc nhiên vì trước đó Kidd không hề có ý định trở thành HLV. Tuy nhiên, đại diện của Kidd là luật sư Michael Kennedy (cũng là đại diện của Roy Keane) đã bí mật liên hệ với chủ tịch Blackburn Rovers Jack Walker. Walker vốn thiếu kiên nhẫn nên Kidd phải nhanh chóng quyết định chuyện đi-ở. Đã sắp 50 tuổi, Kidd không còn nhiều thời gian nếu muốn nắm một đội bóng nào đó. Blackburn tuy là nhà vô địch Anh năm 1995 nhưng ở thời điểm cuối năm 1998 đang ở nhóm có nguy cơ rớt hạng. Chọn Blackburn bỏ M.U là quyết định rất mạo hiểm, Ferguson đã nói với Kidd như vậy. Ban lãnh đạo M.U có vẻ sẵn sàng để Kidd ra đi nhưng Ferguson không muốn mất vị trợ lý đắc lực ở vào thời điểm quan trọng của mùa giải 1998 – 99.
“Tóc tôi như bạc thêm nhiều vì Kidd”, Ferguson đã nói vậy. Ferguson đã rất cố gắng, nhưng…
M.U gặp Juventus ở trận lượt về với bao khó khăn chồng chất. Giggs, người hùng của trận bán kết cúp FA, vắng mặt vì đau mắt cá. M.U bị cầm hòa 1-1 trên sân nhà, buộc phải ghi bàn tại Delle Alpi nếu không sẽ bị loại khỏi trận CK. Juve có một HLV giỏi (Carlo Ancelotti) nhưng Ferguson thở phào vì người dẫn dắt Bà đầm già không còn là ông bạn già Marcello Lippi. Nếu Lippi còn tại vị, có lẽ Juve đã vượt qua M.U.
Nhưng đó là số mệnh. M.U xứng đáng thắng vì họ đã chơi với tinh thần quả cảm. Trận đấu mới diễn ra 11 phút, đội chủ nhà đã ghi 2 bàn đều do công của Inzaghi sau nỗ lực lớn của Zidane. Hàng thủ M.U bị xé toạc, buộc họ phải ghi ít nhất 2 bàn (và không thủng lưới thêm) mới có hy vọng vào chung kết. Với nhiều người, mọi hy vọng của M.U đã chấm dứt song có 2 người không nghĩ vậy: đó là Ferguson và Roy Keane.
Keane bị thẻ vàng, mất quyền dự trận CK (nếu M.U vượt qua bán kết). Từ thời điểm đó, đội trưởng của M.U hiểu anh cần cố gắng gấp đôi trong trận đấu cuối cùng của mình ở Champions League 1998 – 99. Keane có mặt khắp nơi, xốc dậy tinh thần của đồng đội. Chính anh bật cao đánh đầu từ đường chuyền của Beckham. M.U gỡ 1-2, rồi tỷ số là 2-2 trước giờ giải lao với bàn thắng của Yorke. Toàn thể thành Turin nói riêng và nước Ý nói chung bị sốc. Juve cần ghi bàn trong hiệp 2 còn mục tiêu số 1 của M.U là giữ sạch lưới. Phòng ngự thụ động trước Juve là sai lầm ngu xuẩn nhất nên M.U đã không ngần ngại phản công khi có thể. Vào cuối trận, Yorke đột phá giữa vòng vây 2 hậu vệ Juve. Anh bị thủ môn cản ngã song Cole có mặt kịp thời ghi bàn từ góc hẹp. Ferguson tự hào: “Suốt đời mình, tôi luôn muốn xây dựng một đội bóng kiểm soát bóng tốt, chơi với tốc độ và chiến thuật nhuần nhuyễn như M.U đã thể hiện trong 30 phút chót trận gặp Juve”.
Cú lội ngược dòng trước Juve là một trong những chiến công hiển hách nhất của Ferguson. Mọi thứ đều hoàn hảo, trừ một nỗi luyến tiếc: Ferguson đã đưa Paul Scholes vào sân từ ghế dự bị, cầu thủ này nhận thẻ vàng nên sẽ cùng Keane vắng mặt ở trận CK Champions League tại Nou Camp. An ủi duy nhất cho Keane và Scholes là trận CK cúp FA trước Newcastle.
Trước khi gặp Newcastle ở cúp FA vào ngày 22/5 tại London, M.U còn cuộc chiến căng thẳng với Arsenal ở Premiership. Chelsea của Gianluca Vialli hoặc Leeds United trẻ trung của David O’Leary có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa thể bắt kịp Arsenal và M.U. Ở vị trí dẫn đầu bảng, M.U được tự quyết số phận của mình. Gặp Leeds tại sân Elland Road, M.U bị đội chủ nhà dẫn trước song Cole đã cho thấy đội bóng của Ferguson ở mùa giải 1998 – 99 là chuyên gia lội ngược dòng. M.U hòa trận này 1-1, sau đó thắng Villa 2-1 dù Denis Irwin bỏ lỡ một quả phạt đền. Đến trận gặp Liverpool tại Anfield, Ferguson kêu trời vì trọng tài David Ellaray lại bắt chính (vì Paul Durkin chấn thương). M.U bị cầm hòa trong một trận đấu mà Irwin thực hiện thành công 1 quả phạt nhưng sau đó bị Ellaray truất quyền thi đấu với thẻ vàng thứ 2 vì lỗi câu giờ. Ferguson tức điên nhưng không manh động. Ông hiểu ở giờ phút sinh tử, sự nóng nảy của mình sẽ làm hỏng cả quá trình sắp hoàn tất.
M.U và Arsenal cùng có 75 điểm sau 36 trận nhưng đội của Ferguson hơn xa về hiệu số. Leeds United bất ngờ hạ Arsenal 1-0 ở vòng 37, nếu M.U thắng Blackburn họ coi như vô địch. Cuộc đời thật trớ trêu: Blackburn do Brian Kidd dẫn dắt sẽ rớt hạng nếu không thắng M.U, song vị trợ lý cũ của Ferguson lại chọn phương án phòng ngự. Kết quả hòa khiến cả 2 “chết chùm”: Blackburn xuống hạng còn M.U phải thắng Tottenham ở vòng chót (vì Ferguson không tin Arsenal không thắng nổi Aston Villa). Tottenham ghi bàn trước nhờ công Les Ferdinand nhưng M.U không để mọi nỗ lực từ đầu mùa trở thành công cốc. David Beckham và Andy Cole ghi bàn, danh hiệu đầu tiên trong mùa giải 1998 – 99 của M.U là chức VĐQG.
Thừa thắng xông lên, M.U hạ nốt Newcastle trong trận CK cúp FA với các cầu thủ nổi bật là Scholes và lão tướng Teddy Sheringham. Chiếc cúp thứ hai đã có, giờ là chiếc cúp quan trọng nhất: Champions League. Các cầu thủ M.U mừng chiến thắng trước Newcastle chỉ đến… 1g30 sáng, họ tự động đi ngủ chuẩn bị cho trận gặp Bayern Munich.
Đối thủ này M.U đã gặp 2 lần ở vòng bảng, kết quả đều hòa. Ở lần gặp thứ 3 này, M.U gặp bất lợi vì thiếu Keane và Scholes. Thế là Ferguson phải đi những nước cờ táo bạo: đẩy Giggs từ trái sang phải, để Blomqvist đá cánh trái, Beckham lùi vào giữa giữ vai trò tiền vệ trung tâm. Hàng tiền vệ quá mới mẻ của M.U vận hành thiếu hiệu quả, Bayern Munich mở tỷ số và chơi hay hơn trong suốt cả trận. Dwight Yorke khá mờ nhạt, cầu thủ dự bị Sheringham khá xông xáo ở cánh trái nhưng bàn thắng vẫn chưa đến với M.U. Trọng tài thứ tư giơ bảng điện tử báo hiệu trận đấu chỉ còn 3 phút. Chiếc cúp Champions League đặt ở bục danh dự bên ngoài sân đã được buộc sẵn dải băng có màu cờ của Bayern Munich, chủ tịch UEFA Lennart Johansson đã bước xuống khán đài chuẩn bị trao cúp cho CLB Đức. Chỉ có Chúa mới cứu nổi M.U và quả thật phép lạ đã xuất hiện.
M.U được hưởng phạt góc, thủ môn Schmeichel lao lên. Bên ngoài đường piste, Ferguson hét: “Cái gã Đan Mạch điên khùng kia đang làm cái quái gì vậy?”. Nhưng chính Schmeichel đã đánh lạc hướng các hậu vệ Bayern Munich sau cú đá phạt của Beckham. Một pha lộn xộn trước khung thành Oliver Kahn, bóng đến chân Sheringham, anh sút bóng bằng cảm giác, bóng vào lưới. Bên ngoài sân, một thành viên ban huấn luyện M.U nói theo phản xạ: “Chúng ta hãy tổ chức đội hình lại theo sơ đồ 4-4-2 cho hiệp phụ”. Ferguson cũng nghĩ vậy, nhưng khi Denis Irwin có bóng ở giữa sân, HLV của M.U đã hét to: “Denis, trận đấu chưa kết thúc”. Irwin chuyền dài ra cánh, Solskjaer đuổi theo bóng, hậu vệ Bayern Munich lúng túng phá bóng chịu phạt góc. Lại là Beckham sút phạt góc, bóng đến đầu Sheringham, anh chuyền cho Solskjaer đệm bóng chuẩn xác.
Cả nước Đức than khóc còn người Anh mở tiệc ăn mừng, riêng có một người tự nhận mình giống… kẻ điên: “Tôi đã la hét đến khản cổ như người mất trí. Tôi hạnh phúc vì điều đó. Không có kẻ điên nào sung sướng hơn tôi”.
Chiến tích đoạt cú ăn ba của Ferguson là như vậy, có may mắn nhưng không thể phủ nhận Sir Alex rất tài năng. Giờ Ferguson đã là HLV lỗi lạc nhưng ông vẫn khiêm tốn khi nói rằng có một HLV còn lỗi lạc hơn ông, đó là người thầy Jock Stein.
Phần 2: Alex Ferguson học được gì từ Jock Stein?
Một HLV giỏi cần biết tất cả và kiểm soát tất cả
“Với bất kỳ HLV trẻ nào mới làm quen với bóng đá, Jock Stein chính là trường đại học bóng đá chỉ cần 1 giảng viên vào loại ưu tú nhất”, Alex Ferguson đã nói như thế về ông thầy của mình.
Sau khi cùng Aberdeen đoạt chức VĐQG, cúp QG Scotland và cúp C2 châu Âu, Ferguson từng nghĩ ông đã “tốt nghiệp” khóa HLV cao cấp. Đến khi gặp Stein, Ferguson mới biết “thế giới rộng lớn cỡ nào, còn tôi chỉ là một thực thể nhỏ bé trong cái thế giới ấy”. Khi Jim McLean từ chức trợ lý HLV tuyển Scotland, Ferguson không bỏ lỡ cơ hội cộng tác với Jock Stein. Ferguson sướng rơn khi được Stein ngỏ ý mời, nhưng cũng đủ tỉnh táo đặt 2 câu hỏi: 1/Tôi có được chịu trách nhiệm quá trình chuẩn bị của ĐT Scotland?; 2/Tôi có quyền chọn đội hình thi đấu? Stein “OK” ngay câu hỏi đầu, lưỡng lự trước khi trả lời câu thứ nhì: “Tôi sẽ chọn cầu thủ thi đấu, cậu có quyền góp ý”. Thế là thỏa thuận xong.
Mọi người đều biết thành tích đồ sộ của Stein lúc còn dẫn dắt Celtic. Chín chức VĐQG liên tiếp, hàng loạt danh hiệu khác và nhất là chiếc cúp C1 châu Âu 1967 (Celtic là đội đầu tiên tại Vương quốc Anh vô địch châu Âu) là những điều tuyệt vời về Stein. Nhưng có một điều tuyệt vời hơn: đội hình chính thức của Celtic thắng Inter Milan trong trận CK cúp C1 1967 có đến 10 cầu thủ sinh trưởng gần sân Celtic Park và một “người ngoài” (Bobby Lennox, sinh tại vùng Ayrshire cách Celtic Park cũng chỉ gần 50km). Một đội hình gồm toàn cầu thủ “cây nhà lá vườn” đăng quang ở châu Âu, đó là điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá! Chính vì thế, Ferguson không thể bỏ lỡ cơ hội cộng tác với Stein.
Stein không có bằng HLV nhưng chẳng sao, hiệu quả công việc là yếu tố quan trọng số 1. Stein đánh giá một cầu thủ không chỉ trên khía cạnh cầu thủ mà còn ở khía cạnh con người. Ông giúp các cầu thủ phát hiện những điểm mạnh nhất và yếu nhất của họ, rồi tìm cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Bí quyết ấy của Stein, Ferguson vẫn áp dụng cho đến ngày nay (ông đối xử với Wayne Rooney hoặc Ryan Giggs như con mình chứ không chỉ là một cầu thủ giỏi).
Ngay từ ngày đầu xỏ giày đá bóng, Ferguson đã có ý định trở thành HLV nên luôn học hỏi về nghề này mỗi khi có cơ hội. Khi mới 22 tuổi (thi đấu cho CLB Dunfermline), Ferguson đã theo học lớp đào tạo HLV. Đến năm 24 tuổi, ông có bằng HLV toàn phần. Stein từng dẫn dắt Dunfermline, những người từng làm việc với Stein luôn có ấn tượng tốt đẹp về ông. Stein luôn tạo cảm giác gần gũi với các cầu thủ.
Có lần Ferguson vào một cửa hiệu, gặp Stein ở đó. Ferguson rất tự hào vì được Stein hỏi thăm: “Chào Alex, cậu thích chơi cho Dunfermline chứ?”. Giúp các cầu thủ cảm nhận họ thật sự quan trọng với đội bóng là điều cần thiết, nhưng tất cả cần có tôn ti trật tự hẳn hoi. Có lần, Ferguson gặp một cầu thủ trẻ 16 tuổi, cậu ta xởi lởi: “Chào Alex”. Lập tức, Ferguson gằn giọng: “Cậu có học cùng trường với tôi không!”. Cậu bé lí nhí: “Dạ không ạ!”. Ferguson: “Thế thì gọi tôi là Mr Ferguson hoặc ông chủ nhé!”.
Một HLV cần có quyền lực và được tôn trọng, cả Stein lẫn Ferguson đều tâm niệm như vậy. Stein có cả một hệ thống thông tin (cầu thủ, nhà báo, quan chức hoặc thậm chí cả người lao công) đủ để ông nắm bắt từng chi tiết diễn tiến hàng ngày của bóng đá Scotland. Ông quen hầu hết các chủ khách sạn, quán bar, nhà hàng lớn tại Scotland nên bất cứ cầu thủ nào chơi bời lêu lổng hãy coi chừng! Lúc 2g đêm thứ Bảy, một cầu thủ của Celtic có thể nhận cú điện thoại từ Stein: “Giờ này mà cậu còn chưa về nhà à?”. Kiểm soát tất cả và biết tất cả, Stein là như vậy. Ferguson thừa nhận hệ thống thông tin của ông không bằng Stein nhưng quyền lực thì như nhau. Stein từng từ chối không cho chủ tịch Bob Kelly chọn đội hình thi đấu của Celtic (ở nhiều đội bóng khác, HLV thường nhượng bộ chủ tịch), Ferguson cũng vậy. Trong 21 năm nắm M.U, chưa có vị chủ tịch nào dám xen vào công việc của HLV vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh.
Hiểu rõ cầu thủ còn hơn bản thân họ hiểu về mình, Stein cũng như Ferguson đều tin rằng đấy là bí quyết thành công liên quan đến chiến thuật, phong độ và thành tích của đội bóng. Có những cầu thủ cần được HLV theo sát từng li từng tí, ngược lại có những người nên để cho họ phát huy vai trò thủ lĩnh. Ferguson không bao giờ xen vào buổi “lên lớp” của Roy Keane (tại M.U) hoặc John Hewitt (tại Aberdeen) trong phòng thay quần áo của cầu thủ, bởi ông hiểu sự có mặt của mình sẽ đem lại tác dụng ngược.
Sự đa dạng về mặt chiến thuật, kỹ thuật hoàn chỉnh và tốc độ cao là những đặc điểm của hầu hết đội bóng do Stein dẫn dắt. Dựa trên tiêu chí đó, Stein sẽ chọn cầu thủ. Như vậy, ông không quá phụ thuộc vào yếu tố con người, ngược lại các cầu thủ phải phụ thuộc vào chiến thuật của Stein. Trận đầu tiên của Ferguson trong tư cách trợ lý HLV cho Stein ở tuyển Scotland diễn ra vào tháng 9/1984. Scotland thắng Nam Tư 6-1, Kenny Dalglish và Graeme Souness cùng đạt phong độ cao nhất. Ferguson rất ấn tượng với tiền vệ có lối chơi hiệu quả Souness. Danh thủ này nói rằng mỗi khi chơi bóng dưới sự dẫn dắt của Stein, anh luôn cảm thấy thoải mái nên dễ phô diễn mọi phẩm chất mình có.
Bất cứ ai từng làm việc với Stein đều có cảm giác tương tự. Stein khuyến khích các cuộc trao đổi và sẵn sàng tranh luận với Ferguson về những chuyện cỏn con nhất (chẳng hạn: “Hôm nay anh chàng McLeish để kiểu tóc mới ngộ nghĩnh, phải chăng anh ta vui vẻ nên sẽ đá hay hơn!”). Nhiều lúc Stein muốn nổi nóng vì Ferguson cứ liên tiếp hỏi hết chuyện này đến chuyện khác, song thường thì sau mỗi cuộc nói chuyện cả hai cùng thỏa mãn vì người hỏi cũng thông minh mà người trả lời cũng tài, cả hai biết “gãi đúng chỗ ngứa” của nhau.
Các buổi trò chuyện siết chặt tình cảm cá nhân, tạo nên mối gắn bó giữa các thành viên đội bóng và mỗi thành viên với CLB. Ferguson luôn cho rằng nếu không có đam mê công việc và nơi làm việc thì không thể thành công. Stein là điển hình. Ông đã giúp Celtic ghi tên trong lịch sử bóng đá châu Âu nhưng CLB này đã không đối xử tốt với ông. Dù vậy, Stein không trách móc lấy một lời. Cũng như Ferguson với M.U hiện nay, Stein yêu mến đội bóng của mình nên hết lòng vì nó, bất chấp tuổi tác, sức khỏe, quyền lợi tài chính và ngay cả… cái chết!
Phần 3: Sống chung với bợm nhậu
Các trụ cột của M.U đều là những “đệ tử Lưu Linh”
Ngay ngày đầu đến M.U, Alex Ferguson đã được chủ tịch Martin Edwards cảnh báo về “nạn ma men” trong cầu thủ. Thật ra, Ferguson cũng không lạ gì chuyện này bởi thói nhậu nhẹt là… truyền thống trong làng bóng đá Vương quốc Anh. Có những cầu thủ nhậu nhẹt quá độ đến nỗi tiêu tan sự nghiệp như George Best. Nhẹ hơn thì sự nghiệp đi xuống nhanh chóng như Paul Gascoigne. Cụ thể tại M.U, Ferguson biết người đồng hương Gordon Strachan là một trong những sâu rượu có cỡ. Nhiều ngôi sao cỡ quốc tế khác của M.U cũng giống Strachan. Họ than phiền hoài với Ferguson: chuyện ăn nhậu xuất phát từ giai tầng của họ trong xã hội.
Ferguson hiểu tất cả. Ông hiểu người Anh luôn có quan niệm những cầu thủ xuất thân từ gia đình lao động cũng nhiễm thói quen của người lao động: ban ngày khoác lên mình chiếc áo của người thợ, sau một ngày làm việc cực nhọc rất cần thư giãn bằng một cốc bia. Ngày thứ Bảy (cuối tuần) là dịp thư giãn “tới bến” sau một tuần vất vả. Nhưng cầu thủ bóng đá thì khác. Họ chỉ thi đấu 1 (hoặc tối đa 2 trận/tuần), những ngày còn lại là tập luyện và nghỉ ngơi. Cầu thủ không làm việc vất vả như người lao động nhưng đòi hỏi về thể lực và sức chịu đựng còn cao hơn. Một chầu nhậu bí tỉ sẽ phá hủy toàn bộ công sức tập luyện của riêng anh ta (lẫn đồng đội). Những cầu thủ Anh vượt biển Manche vào đất liền thi đấu đều hiểu các CLB Anh, Ý, TBN, Đức rất nghiêm khắc với thói rượu chè của cầu thủ. Tiếc rằng số cầu thủ Anh thi đấu tại châu Âu không nhiều nên chuyện rượu chè vẫn là vấn nạn của bóng đá Anh đến tận bây giờ.
Ferguson đã rất cố gắng phá vỡ thói quen ấy. Ngày thứ hai đến M.U, Ferguson ngạc nhiên trước luật “cầu thủ uống rượu 2 ngày trước trận đấu”. Hai ngày trước trận M.U gặp Oxford trên sân đối phương, Ferguson có buổi gặp đầu tiên với các cầu thủ. Một vài người đã say bí tỉ. HLV Ron Atkinson mở tiệc chia tay, mời họ đến dự. Ferguson không hài lòng. Lập tức, Ferguson bổ sung thêm: trong các buổi tập, cầu thủ nào có men rượu sẽ bị phạt nặng. Luật cấm uống rượu nghiêm khắc hơn, nhưng các cầu thủ không dễ chấp nhận. M.U thua Oxford 0-2. Ferguson biết một vài cầu thủ đã nhậu vào ngày trước trận đấu. Họ không giữ được thể lực tốt - một trong những yếu tố khiến M.U thất bại trước Oxford. Ferguson nổi nóng trong phòng thay quần áo sau trận đấu: “Hoặc các anh bỏ ngay thói rượu chè, hoặc rời M.U ngay lập tức!”.
Nhiều cầu thủ M.U thể lực đã không tốt, còn vướng thêm chuyện nhậu nhẹt, làm sao chịu nổi cường độ thi đấu cao tại giải VĐ Anh? Khi Ferguson đến M.U vào ngày 6/11/1986, đội bóng này đã 19 năm không đoạt chức VĐQG. Mọi thứ tại M.U rối như canh hẹ, hệ thống đào tạo trẻ gần như là con số không. Nhiều cầu thủ trẻ M.U mới nứt mắt đã phì phèo thuốc lá, tối tối lại làm vài “ve”. Ferguson biết ông phải làm lại từ đầu.
M.U tuy chưa đủ sức vô địch Anh nhưng trong tay Ferguson cũng có vài cầu thủ có đẳng cấp cao, chẳng hạn ngôi sao tiền vệ Bryan Robson, trung vệ Paul McGrath hoặc cầu thủ trẻ tài năng Norman Whiteside. Robson được Ferguson xếp vào nhóm 3 cầu thủ gây ấn tượng với Ferguson nhất trong hơn 4 thập kỷ sống cùng bóng đá. Robson là một siêu chiến binh, luôn thi đấu với tinh thần không khoan nhượng. Thái độ thi đấu của Robson ảnh hưởng nhiều đến các cầu thủ khác. Họ sẽ “sung” lên khi thấy thủ quân Robson tả xung hữu đột, chuyền bóng, chuồi bóng, cản phá, la hét. Robson thi đấu rất dũng mãnh nên dễ chấn thương. Dù anh tập luyện khá chăm chỉ nhưng vẫn chưa đủ. Ferguson nói thẳng với Robson: “Nếu anh không kiềm chế chuyện rượu chè, chấn thương sẽ lâu khỏi, thể lực sút giảm”. Ferguson cũng nói như thế với Whiteside và Grath - 2 trụ cột khác của ông.
Mới 17 tuổi, Whiteside đã dự World Cup 1982, tiếp đó là cúp TG 1986. Ferguson đánh giá cầu thủ Bắc Ireland này có “tài năng của một thiên tài” nhưng không biết phát triển tài năng ấy. Whiteside cứ luôn than thở về những chấn thương từ thời còn đi học làm hạn chế tốc độ và thể lực của anh khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp đỉnh cao. Ferguson không phủ nhận điều đó, nhưng ông nói thêm: “Cậu hãy nghĩ đến một chuyện khác. Nếu cậu bỏ rượu, tôi cam đoan mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn hẳn”. Whiteside ôm đầu suy nghĩ. Có vẻ cầu thủ trẻ này chịu nghe lời, chứ không như McGrath.
McGrath có sức mạnh thiên phú, kỹ thuật cao và tầm nhìn rộng. Nói chung, đó là một trung vệ tuyệt vời nếu không bị ảnh hưởng của chấn thương đầu gối và… rượu. Biết bao lần Ferguson gọi riêng McGrath vào văn phòng, nói về tác hại của rượu, không chỉ với sự nghiệp cầu thủ mà cả với cuộc sống sau bóng đá. McGrath ngồi đó, lẳng lặng lắng nghe, thậm chí lấy viết ghi lại những lời Ferguson nói. Đáng buồn là một khi rời khỏi văn phòng của vị HLV đáng kính, McGrath lại tiếp tục sống theo bản năng của mình.
Ferguson không nản chí. Ông yêu cầu Francis McHugh (bác sĩ của M.U) đến gặp McGrath song vẫn không ăn thua. Một vị… cha xứ tại Manchester cũng được mời đến nói chuyện với “con chiên hoang đàng” McGrath. Tất cả đều vô hiệu. Ferguson đã tính đến chuyện mời bác sĩ tâm lý cho siêu bợm nhậu này, trong khi vẫn không ngừng nói chuyện với vợ McGrath. Ferguson hy vọng tình yêu và trách nhiệm với gia đình sẽ giúp McGrath hồi tỉnh. Nhưng nỗ lực của ông vẫn bất thành.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, Ferguson cảm thấy bất lực. Ông không buồn vì mình thất bại, nhưng buồn vì đã không “cứu” được một con người. Ferguson đã suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng ông phải hành động vì lợi ích của đội bóng.
“Giải quyết” các bợm nhậu
Sống chung với các bợm nhậu luôn là nỗi ám ảnh của Ferguson, nhưng không vì thế mà ông sợ hãi. Ferguson đã tính trước một số phương án thay Whiteside và McGrath, song dĩ nhiên ông không để cho họ biết. Rồi một sự cố tồi tệ xảy ra.
Whiteside và McGrath cùng “tấn công” một hộp đêm lớn. McGrath tông xe gần khách sạn Bốn mùa, phải nhập viện. Cả Grath lẫn Whiteside đều bị chấn thương nặng. Vụ đụng xe càng làm mọi việc thêm tồi tệ. Hai ngôi sao của thành Manchester mất hết tính chuyên nghiệp, họ chỉ còn là những bợm nhậu thuần túy. Mỗi khi được Ferguson nhắc nhở, đôi bạn “lưu linh” này bỏ rượu được một thời gian ngắn, sau đó lại đâu vào đấy.
Tháng 1/1989, M.U có trận đấu quan trọng với Queens Park Rangers. M.U có 1 tuần chuẩn bị cho trận đấu này, riêng Whiteside và McGrath có 1 tuần… ăn nhậu phủ phê. Chiều thứ Ba, Ferguson nhận được tin từ hệ thống CĐV bí mật của ông: Whiteside và Grath la cà hết quán bar này đến quán bar khác tại vùng Cheshire. Sáng thứ Tư, họ đến sân tập của M.U trong trạng thái như kẻ nghiện ma túy. Ferguson không thể không điên tiết.
Ông phạt họ ở mức cao nhất cho phép theo thỏa thuận giữa Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh (PFA) và các CLB Anh. Đó là lời cảnh báo cao nhất mang tính răn đe cho toàn đội, nhưng Whiteshide và McGrath bất cần. Họ có nhiều tiền, mức phạt ấy đâu có đáng gì. Tồi tệ hơn, hai ngôi sao sáng của M.U còn tỏ thái độ chống đối ông thầy bằng cách làm một chầu hoành tráng vào buổi tối cùng ngày. Đến sáng hôm sau, McGrath chỉ có thể đi bộ trong khi các đồng đội tập rất sung.
Ferguson đuổi McGrath khỏi buổi tập. Cầu thủ này tỏ thái độ hằn học. Anh ta muốn chửi Ferguson câu gì đó, nhưng rồi lại thôi. Ferguson tính loại McGrath và Whiteside khỏi trận gặp Queens Park Rangers nhưng ông nghĩ lại, vẫn điền tên họ vào danh sách dự bị vì CLB đang thiếu cầu thủ trầm trọng do nạn chấn thương. Tối thứ Sáu (một ngày trước trận đấu), McGrath và Whiteside trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Granada tại quán bar Planet Zigzag. Ferguson rất không hài lòng: họ (trong “hình hài” của 2 tay bợm nhậu) làm xấu hình ảnh của M.U, thế mà Granada vẫn cố thực hiện cuộc phỏng vấn nhằm câu khách.
Trưa thứ Bảy, toàn đội M.U dùng bữa. Một cầu thủ bị bệnh, Ferguson chỉ còn 13 cầu thủ. Ông tính gọi McGrath thì anh ta nói với chuyên gia thể lực Jimmy McGregor rằng mình không được khỏe nên sẽ không ra sân. Ferguson cảm thấy như bị phản bội. Sau một tiếng chửi thề, Ferguson lập tức lấy lại bình tĩnh. Ông đã cố gắng “nhường nhịn” McGrath và Whiteside, không phải vì sợ họ mà chỉ vì lợi ích chung của đội bóng. Nhưng họ ngày càng làm tới. Khó có thể chấp nhận một người lính (hơn nữa còn là lính chiến) bỏ đội ngũ chỉ vài giờ trước một trận đánh lớn! Loại cầu thủ như thế không xứng đáng tồn tại nữa.
Whiteside bị bán sang Everton với giá 800.000 bảng, chỉ 2 ngày sau McGrath bị tống sang Aston Villa với giá phân nửa. Ferguson không quá lo lắng vì ông đã có chuẩn bị trước. Trung vệ Steve Bruce (sau này trở thành đội trưởng xuất sắc của M.U) được mua về từ Norwich với giá 700.000 bảng vào tháng 12/1987. Đây là một vụ chuyển nhượng hời. Ferguson cũng cho rằng Everton đã hời khi mua Whiteside. Mùa đầu tiên, cầu thủ Bắc Ireland này ghi 13 bàn. Mùa sau đó, anh chấn thương liên tục. Whiteside phải giải nghệ sớm khi chưa đến 30 tuổi. Một sự tiếc nuối lớn cho một tài năng cỡ lớn nhưng Ferguson thanh thản với quyết định của mình. Ông đã tách rời 2 “bợm nhậu’ Whiteside và McGrath, sự thay đổi môi trường bóng đá có thể giúp họ thoát khỏi thú đam mê đã ngấm vào máu của rất nhiều cầu thủ Anh.
Ferguson không lầm. Đến Villa, McGrath lấy lại phong độ, chơi tốt trong nhiều năm sau đó cả cho CLB lẫn đội tuyển (Ireland). Nhiều người trách Ferguson đã bỏ phí một nhân tài, nhưng HLV M.U biết ông đã làm đúng. Giữ McGrath chỉ có hại cho M.U và bản thân anh ta. Rời M.U, một cách tự nhiên McGrath xa lánh đám cánh hẩu tại các quán bar, vũ trường khét tiếng tại thành phố công nghiệp Manchester. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên tờ The Sun, McGrath không tiếc lời chỉ trích Ferguson đã đẩy anh ta khỏi M.U. The Sun tìm đến Ferguson nhưng ông từ chối “phản công” McGrath. Ferguson hiểu rõ cách tốt nhất là im lặng, thời gian sẽ trả lời ông đúng hay sai.
M.U từng có rất nhiều cầu thủ tài năng nhưng nếu giữ họ, đội sẽ không thể tiến bộ vì có quá nhiều bợm nhậu. Gordon Strachan cũng là trường hợp tương tự. Sau khi rời M.U vào tháng 3/1989, Strachan đến Leeds và khôi phục phong độ tốt nhất. Tuy nhiên, trong 5 năm ở M.U Strachan chưa bao giờ phát huy hết tài năng của mình. Strachan rất tài năng, ăn to nói lớn, thích chỉ trích đồng đội. Sống gần Whiteside, McGrath và Bryan Robson, Strachan cũng trở thành bợm nhậu.
Trên sân cỏ, thỉnh thoảng Strachan lại tỏa sáng nhưng Ferguson tin rằng bán một cầu thủ 32 tuổi cho Leeds với giá 300.000 bảng không phải là thương vụ tồi. Đành rằng chính M.U đã giúp Leeds có một cầu thủ sáng giá trong tiến trình tiến đến chức vô địch Anh 1992 (Leeds vượt qua M.U vào những phút chót) nhưng Ferguson vẫn không lỗ. Bán Strachan cho Leeds, Ferguson tạo được mối quan hệ tốt với CLB này. Chính Leeds đã bán Eric Cantona cho M.U, “con ngựa chứng” của bóng đá Pháp nhưng lại là tài sản quý của M.U. Trong cuộc trưng cầu ý kiến các CĐV M.U vào năm 2000, Cantona được chọn là Cầu thủ hay nhất trong lịch sử M.U, trên cả Bobby Charlton, George Best hoặc Denis Law. Mất Strachan, có Cantona, xóa bỏ được nạn rượu chè tại M.U, Ferguson đã đi nước cờ xuất sắc ảnh hưởng lớn đến những năm tháng thành công của đội áo đỏ thành Manchester trong những năm 90.
Phần cuối: Chia tay một thủ lĩnh
Hai ngày 23 và 24/4/1997 sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí Ferguson. Ông “bị sốc như chưa bao giờ bị sốc như thế”. Đêm 23/4/1997, M.U bị Borussia Dortmund loại khỏi Champions League, sáng hôm sau Cantona nói anh sẽ giải nghệ. M.U sắp đoạt chức vô địch Anh lần thứ 4 trong 5 năm nhưng niềm vui đó vẫn chẳng thể bù đắp nỗi buồn lớn mang tên Cantona.
Nỗi lo của Ferguson đã thành sự thật, và nó đã manh mún từ đầu năm 1997. Có vẻ Cantona đã chán bóng đá. Mà một khi nghệ sĩ không còn cảm hứng với nghề, anh ta sẽ thôi không “sáng tác” những tuyệt phẩm bóng đá nữa. Đầu năm 1997, Cantona xin phép Ferguson thi đấu trong một trận từ thiện tại Barcelona với Jordi Cruyff và Karel Poborsky (2 cầu thủ mới của M.U). Cantona và Cruyff trở lại M.U như 2 người xa lạ. Trực giác cho Ferguson biết Cantona ngày càng xa rời cái tập thể mà anh dựng lên bằng cả tâm huyết lẫn tài năng, nơi mà Cantona được kính trọng tuyệt đối.
Nhưng một khi Cantona đã quyết định, không ai thay đổi được. Ferguson nghĩ Cantona muốn chuyển đến Barcelona (quả thật, sau khi giải nghệ có thời gian cầu thủ Pháp này đến sống tại xứ Catalonia). Không bao giờ để sự nghi ngờ cản trở công việc của mình, Ferguson lập tức gọi cho Cantona, mời anh nói chuyện. Thông thường, những cuộc nói chuyện như vậy rất có ích cho Ferguson vì Cantona là “quyển từ điển sống về bóng đá”, hơn nữa cách nói chuyện của danh thủ Pháp này cũng rất thu hút nhờ khiếu hài hước và sự chân thành. Tuy nhiên, ở lần nói chuyện này, Ferguson vô cùng thất vọng. Cantona hờ hững, mệt mỏi, nói cho xong chuyện.
Ở tuổi xấp xỉ 30, Cantona không còn có thể lực tốt nữa. Anh cần chế độ tập luyện đầy đủ và đúng mức nhưng một khi Cantona không tích cực tập luyện nữa, Ferguson có muốn tận dụng tối đa khả năng chuyên môn của danh thủ này cũng không được. Thành tích thi đấu của M.U trong mùa giải 1996 - 97 cũng là nguyên nhân khiến Cantona càng xa rời bóng đá.
Chiếc ghế HLV của Ferguson lung lay khi M.U thua Fenerbahce 0-1 ngay trên sân nhà, kỷ lục đáng tự hào 40 năm không thua tại Old Trafford trong các trận đấu tại cúp châu Âu bị phá vỡ. Giữa tháng 11/1996, Juventus xát muối vào nỗi đau của M.U khi rời Old Trafford cũng với một trận thắng 1-0. Để lọt vào tứ kết Champions League, M.U cần vượt qua Rapid Vienna trong một buổi tối lạnh lẽo tại thủ đô nước Áo. Trong hiệp 1, Peter Schmeichel có pha cứu thua tuyệt vời bằng một tay được sánh với pha bóng kinh điển của Gordon Banks trước cú đánh đầu của Pele tại World Cup 1970. Hai bàn thắng của Ryan Giggs và Cantona đảm bảo chiến thắng cho M.U nhưng Ferguson không thể vui trọn vẹn. Chấn thương đầu gối của Roy Keane khá nặng…
Quãng thời gian nghỉ 3 tháng giữa vòng bảng và vòng tứ kết đủ để M.U tìm một cú hích về mặt tinh thần bằng thành tích thi đấu ở giải trong nước. Tuy nhiên, mọi việc lại ngược với ý Ferguson. M.U thua Newcastle 0-5, bị Southampton “làm nhục” 6-3, tiếp theo đó là thất bại 1-2 trước Chelsea ngay trên sân nhà. Nhiều nhà chuyên môn đặt câu hỏi về khả năng bảo vệ chức vô địch Anh của M.U. Họ cho rằng Ferguson quá mạo hiểm khi đặt niềm tin vào lứa trẻ Beckham, anh em Neville, Scholes, Butt nhưng HLV của M.U vẫn kiên định với sự lựa chọn của mình.
Ferguson không lầm. Sau chuỗi 3 trận thua liên tiếp, M.U hạ Arsenal, khởi đầu cho chuỗi 16 trận bất bại trên hành trình bảo vệ thành công chức vô địch Anh. Vào cuối năm 1996, Ferguson hoàn tất 10 năm tại M.U. Một chặng đường dài đủ để Ferguson tỉnh táo nhìn lại những gì đã qua và chuẩn bị cho tương lai. Mối lo lớn nhất là gia đình. Ferguson cũng như Cantona đều thấy cuộc sống bóng đá chiếm quá nhiều thời gian của họ mà lẽ ra phải dành cho gia đình. Ferguson hiểu rõ khó khăn mà một HLV tại Anh phải hứng chịu. Những cầu thủ ngày nay được hưởng quá nhiều ưu đãi. Họ bị các tay đại diện xúi giục, được giới truyền thông tâng lên mây nên dễ tưởng mình là siêu sao, sẵn sàng “hạ gục” HLV hay các đồng đội cản trở anh ta thể hiện quyền uy của “ông vua” đội bóng.
Cũng may cho Ferguson là Cantona không phải loại cầu thủ đó. Anh hiểu Ferguson hơn ai hết, sát cánh bên ông thầy mình ở những lúc khó khăn. Chính Cantona đã thuyết phục Ferguson bỏ ngay ý nghĩ rời M.U. Cantona từng nói thẳng: “M.U có thể vắng Cantona nhưng không thể mất Ferguson!”. Lời Cantona đã tiếp thêm sức mạnh cho Ferguson chuẩn bị vòng tứ kết gặp Porto, đội bóng chưa hề thất bại ở vòng đấu bảng. Đội ĐKVĐ BĐN có nhiều cầu thủ Brazil xuất sắc, lại có phong độ cao. Ferguson hiểu ông chỉ có thể gây bất ngờ cho Porto bằng chiến thuật hợp lý.
Ferguson điều chỉnh vai trò của Giggs, không chơi bám ở cánh trái mà hoạt động tự do phía sau cặp tiền đạo Cole – Solskjaer. Cantona đá lùi hơn một chút so với thường lệ, hỗ trợ cho bộ ba Cole, Solskjaer, Giggs. Phương án này tỏ ra hiệu quả. M.U thắng 4-0, trận lượt về hòa 0-0. Đội bóng của Ferguson lọt vào bán kết gặp đối thủ khá nhẹ trên lý thuyết: Dortmund. Ferguson rất tin tưởng M.U sẽ vượt qua CLB Đức này để trở lại trận CK cúp C1 sau 29 năm chờ đợi. Tuy nhiên, không may cho Ferguson là Peter Schmeichel và David May chấn thương trong buổi tập trước trận đấu. M.U thua Dortmund cả 2 lượt trận đi, về với cùng tỷ số 0-1.
Ferguson thất vọng, nhưng nỗi thất vọng lớn nhất là Cantona. Anh bỏ lỡ một cơ hội không thể bỏ lỡ ở trận lượt về tại Old Trafford. Tinh thần thi đấu của Cantona lại có vấn đề. Ferguson hiểu vấn đề tâm lý là rào cản duy nhất ngăn Cantona trở thành cầu thủ số 1 TG. Nhưng Ferguson đã nhiều lần giúp Cantona vượt qua giai đoạn khó khăn, chẳng hạn án treo giò 8 tháng vì cú kungfu vào một fan của Crystal Palace. Song, lần này Ferguson đã thất bại.
Cantona xin gặp Ferguson. Anh nói thẳng: M.U thiếu hoài bão nên đã không mua những cầu thủ giỏi tăng cường sức mạnh của đội, hơn nữa đội quá chú trọng vào khía cạnh kinh doanh, biến các cầu thủ thành những công cụ bên ngoài sân cỏ hơn là những công cụ đạt đến thành công trên sân cỏ. Ferguson thông cảm với Cantona nhưng chính sách lương bổng tại M.U không cho phép những cuộc chuyển nhượng cỡ lớn như Marcel Desailly, Gabriel Batistuta hoặc Ronaldo trở thành hiện thực.
Ferguson ghét việc M.U trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn vì mọi hoạt động của đội bóng đều bị giới hạn với mối quan hệ về cân bằng tài chính. Sau vụ Cantona, Ferguson đã nói thẳng với ban lãnh đạo: “Chúng ta cần tung tiền mua cầu thủ giỏi, nếu không đội bóng sẽ không thành công và sân Old Trafford sẽ trống vắng, việc kinh doanh cũng trì trệ theo”. Kết quả là M.U tung tiền mua Stam, Blomqvist và Yorke, lập nên cú ăn ba kỳ diệu. Trong chiến công ấy, Ferguson vẫn nhớ đến Cantona, người đội trưởng – thủ lĩnh - cầu thủ tuyệt vời bậc nhất trong lịch sử M.U...
Thể thao TPHCM
related posts
Manchester United
NAD
03/01/2008
3
Bài hay vãi trym.
ReplyDelete"... Mọi người đều biết thành tích đồ sộ của Stein lúc còn dẫn dắt Celtic. Chín chức VĐQG liên tiếp, hàng loạt danh hiệu khác và nhất là chiếc cúp C1 châu Âu 1967 (Celtic là đội đầu tiên tại Vương quốc Anh vô địch châu Âu) là những điều tuyệt vời về Stein. Nhưng có một điều tuyệt vời hơn: đội hình chính thức của Celtic thắng Inter Milan trong trận CK cúp C1 1967 có đến 10 cầu thủ sinh trưởng gần sân Celtic Park và một “người ngoài” (Bobby Lennox, sinh tại vùng Ayrshire cách Celtic Park cũng chỉ gần 50km). Một đội hình gồm toàn cầu thủ “cây nhà lá vườn” đăng quang ở châu Âu, đó là điều chưa từng có trong lịch sử bóng đá!"
ReplyDeleteNếu nhớ ko nhầm thì Jock Stein, thầy cũ và là "thần tượng" của Fergie cũng từng giành đc cú "ăn 3" với Celtic 1967 (tương tự M.U 1999). Đúng là danh sư xuất cao đồ, hy vọng sau này cũng sẽ có một học trò làm đc điều tương tự như thầy Alex đã làm đc :D ...
Trong lịch sử bóng đá châu Âu đã có 5 đội giành đc cú "ăn 3" vĩ đại trong một mùa bóng: Celtic 1967, Ajax 1972, PSV 1988 (với HLV Guus Hiddink), M.U 1999 và Barca 2009.
ReplyDelete