Ai sẽ là tân Tổng Bí thư sau Đại hội Đảng XII năm 2016?

by comments
Sang Trọng Hùng Dũng - Tứ trụ triều đình hiện nay 

Ở nước mà đơn Đảng lãnh đạo nhà nước, chính quyền, nhân dân như ở Việt Nam ta thì Tổng Bí thư của Đảng cầm quyền là vị trí quan trọng nhất, to hơn Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước đôi chút. Chức vụ đó có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến đường lối đối nội, đối ngoại của Việt Nam. Bài đăng tổng hợp này sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về những người nhiều khả năng sẽ giữ các chức vụ to nhất của đất nước sau Đại hội Đảng lần thứ 12 năm 2016.


Theo lẽ thông thường của Đảng ta, Tổng Bí thư phải là người đã là Ủy viên Bộ Chính trị ít nhất một khóa rồi, không có ai vừa vào Bộ Chính trị mà làm ngay Tổng Bí thư được. Thế tức là Tổng Bí thư phải là một trong số các Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay.

Hiện nay Bộ Chính trị của Đảng ta có 16 người, người nhiều tuổi nhất là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, quê Đông Anh, Hà Nội. Năm 2016, đồng chí Phú Trọng sẽ 72 tuổi, chắc chắn sẽ phải nghỉ.

Người nhiều tuổi thứ hai trong Bộ Chính trị là đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, quê Nam Đàn, Nghệ An, cháu họ Bác Hồ, sinh năm 1946. Đồng chí Sinh Hùng chắc chắn cũng sẽ nghỉ vào năm 2016, cho dù là cháu họ Bác Hồ, vì khi đó, đồng chí vừa tròn 70 tuổi - cũng thuộc loại "xưa nay hiếm".

Nhiều tuổi thứ ba trong Bộ Chính trị có 2 người, là đồng chí Ngô Văn Dụ, sinh năm 1947, quê Vĩnh Phúc, hiện đang là Trưởng ban Kiểm tra Trung ương. Và đồng chí Tô Huy Rứa, sinh năm 1947, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quê Thanh Hóa, đồng hương với đồng chí Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Nhiều tuổi thứ 4 trong Bộ Chính trị, có 5 người, cùng sinh năm 1949, là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quê Cà Mau; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, quê Long An; Thường trực Ban Bí thư – cựu Bộ trưởng Bộ Công An, Đại tướng Lê Hồng Anh, quê Kiên Giang; Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, quê Vĩnh Phúc; và Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, đồng hương Thanh Hóa với đồng chí Huy Rứa, và Lê Khả Phiêu.

Như vậy, những vị cao lão trong Bộ Chính trị nói trên tất cả là 9 vị, còn lại 7 người thuộc loại trẻ trong Bộ Chính trị, trong đó có 2 phụ nữ:

Lê Thanh Hải, Bí thư Sài Gòn, sinh năm 1950, quê Tiền Giang; Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, sinh năm 1953, quê Nam Định; Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, sinh năm 1953, quê Trà Vinh; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, sinh năm 1954, quê Quảng Nam; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Đại tướng, sinh năm 1956, quê Ninh Bình; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1954, quê Sơn La; và Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1954, quê Bến Tre.

Đảng ta có những cách bố trí cán bộ khá đặc biệt. Ví dụ, Phó Chủ tịch Quốc hội thì vào Bộ Chính trị được, nhưng Phó Chủ tịch nước thì chưa ai vào Bộ Chính trị được. Mà bây giờ có tới 2 bà Phó Chủ tịch Quốc hội cùng vào Bộ Chính trị, còn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thì không được vào.

Câu hỏi đặt ra là: Tổng Bí thư có thể là một trong 9 vị Ủy viên già, hay là một trong 7 vị Ủy viên trẻ?

Bí thư Sài Gòn thì chưa bao giờ làm Tổng Bí thư, trừ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Bí thư Sài Gòn thời 1976, 1977. Nhưng đồng chí Linh thực ra là người làng tương Bần, Yên Nhân, Hưng Yên, sát nách Hà Nội.

Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận và Trưởng ban Tuyên Huấn cũng chưa bao giờ được lên làm Tổng Bí thư ngay cả.

Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang có thể làm Tổng Bí thư được không? Nước ta chưa có tiền lệ như nước Nga, là Bộ trưởng Bộ Công an - trùm an ninh lên làm Tổng Bí thư.

Nhưng gần đây, có khá nhiều vị công an được chuyển ngành, sang làm dân sự, làm Bí thư Tỉnh ủy, như Trung tướng Công an Phạm Minh Chính đang làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, cũng nguyên là Thiếu tướng Công an, về quê Quảng Ngãi làm Bí thư, rồi quay lại nắm ngành Kiểm sát. Hay Trung tướng Trương Hòa Bình, nguyên Phó Giám đốc Công an Sài Gòn, nay làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao... Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an, năm 1996, rồi chuyển sang làm Chính quyền. Và Thường trực Ban Bí thư hiện nay, Lê Hồng Anh, cũng nguyên là Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng.
Có thể nói, chưa có bao giờ ngành công an lại nở rộ, phát đạt, "ăn nên làm ra" như hiện nay, ở nước ta. Nó tạo ra hình ảnh một "Nhà nước cảnh sát" đầy đủ nhất trong lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng "cảnh sát hóa" bộ máy Đảng và Nhà nước ta hiện nay, thì có khả năng đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang cũng có thể nằm trong tầm ngắm của chức Tổng Bí thư vào Đại hội Đảng năm 2016 sắp tới?

Như vậy trong 7 vị Ủy viên Bộ Chính trị trẻ, thì chỉ có duy nhất Đại tướng Trần Đại Quang có khả năng (dù xa, nhỏ) có thể trở thành Tổng Bí thư tương lai.

Trong 9 vị Ủy viên già, thì 3 người chắc chắn sẽ nghỉ, là Tổng Bí thư Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Sinh Hùng, và Trưởng ban Kiểm tra Văn Dụ.

Theo lẽ thông thường khác của Đảng ta, thì tới Đại hội Đảng, khoảng một nửa Ủy viên Bộ Chính trị sẽ nghỉ, để đưa người mới và trẻ vào thay thế. Trong 16 vị Ủy viên Bộ Chính trị, sẽ có khoảng một nửa nghỉ, tức là khoảng 8 người, hoặc ít nhất, cũng phải có khoảng 6 người nghỉ. 3 người nói trên nghỉ rồi, thì ít nhất còn 3 người nữa, sẽ là ai phải thôi Ủy viên Bộ Chính trị? Người thứ 4 phải ra khỏi Bộ Chính trị sẽ là đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận, vì Chủ tịch Mặt trận thì hiếm khi vào Bộ Chính trị. 2 người nữa phải ra khỏi Bộ Chính trị sẽ là ai? Có thể trong số 7 vị trẻ kia không? Hay là trong số 5 vị sinh năm 1949? Có thể nói, bài toán nhân sự sắp tới cho Bộ Chính trị của Đảng ta là rất đau đầu...

Trước nay có luật bất thành văn là những người đứng đầu Đảng CSVN luôn là người miền Bắc, và Thủ tướng thường là người miền Nam (ngoại trừ ông Đỗ Mười làm Thủ tướng 3 năm, rồi làm Tổng Bí thư). Nhưng nay thời thế đã thay đổi, có thể sẽ khác.

Dựa vào những thông tin cơ bản trên thì có 7 người chạy đua vào "Tứ trụ triều đình" của Việt Nam giai đoạn mới:

1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Là người đang có quyền lực, thanh thế lớn hơn bao giờ hết và có uy tín trên trường quốc tế. Với tình hình căng thẳng ở biển Đông và chống "phản động" phá hoại hiện nay thì nhiều khả năng ông Dũng sẽ vẫn thuộc Tam trụ nhiệm kỳ tới.

2. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Nghe đồn được ông Nguyễn Phú Trọng chấm?

3. Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa.

4. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khó làm Tổng Bí thư nhưng 3 vị trí còn lại là có thể.

5. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Gần như không có cửa làm Tổng Bí thư nhưng tiếp tục làm Chủ tịch nước là có thể.

6, 7. Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh (có thể nói là Phó Tổng Bí thư?). Chắc chắn không thể làm Tổng Bí thư hay Thủ tướng nhưng những vị trí còn lại là có thể?

Từ nay đến 2016 còn 2 năm nữa, tình hình có thể sẽ đổi khác ít nhiều...
Bài hay
NAD
31/07/2014
77

Comments

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. sự thật đã bị ad xóa =))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi, bài này sẽ có nhiều người xem nên mình ko muốn comment đầu tiên lệch lạc :))

      Delete
  3. Ngoài khả năng nên đứng ngoài cuộc hóng

    ReplyDelete
  4. Ai mua zăng tôi bán răng cho08 August, 2014 10:11

    Độc đảng thì đéo nào mà chả được tất.
    Không có đối trọng, chỉ tự sướng với nhau thì giải pháp thủ dâm cũng sống tốt.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác nói sao mà đúng thế !!!

      Delete
  5. Sao bác Sang ko lên đc TBT hả bạn :p

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Ng miền nam. 2. Đến ngưỡng cao nhất rồi.

      Et Tuân?

      Delete
  6. Trang báo vẫn chỉ là trang báo. :d

    ReplyDelete
  7. Tại sao Tổng Bí thư lại cứ phải là người Bắc nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu hỏi hay vì chưa có câu trả lời chính xác, rõ ràng :))

      Theo mình là do địa lý, truyền thống, văn hóa. Thủ đô, trung tâm văn hóa VN nằm ở phía bắc. Đất phía nam hàng trăm, nghìn năm trc là vương quốc của người Chăm theo quá trình nam tiến mở rộng đất đai mà thành một phần lãnh thổ VN ngày nay - phía nam ko có truyền thống chống giặc cứu nước lâu như phía bắc nên chỉ có chùa (thờ Phật) chứ hầu như ko có đền (thờ người). Đất nam có điều kiện phát triển kinh tế hơn - con người thoáng hơn, ko sâu sắc bằng bắc...

      Delete
    2. Vì Ng miền Nam vẫn bị tình nghi là có thể trở thành ....thành phần phản động với phần trăm cao hơn và có thể làm ĐCS chết cái rụp như "Góp ba chóp" Hehehe

      Delete
  8. Khả năng khóa tới bà Tòng Thị Phóng sẽ lên Tổng Bí thư
    vì có tiền lệ đã có Bác họ Nông làm TBT bây giờ sẽ đến họ Tòng - tại sao không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. sao không bầu cho tập cận bình làm luôn thể nhỉ, ai làm thì cũng thế thôi, chúng ta có được gì đâu mà hóng

      Delete
    2. Đề xuất này coi bộ nghe được.Sát nhập luôn cho khỏi đau đầu...

      Delete
  9. Mình nghĩ bác Trần Đại Quang lên làm Tổng bí thư sẽ là hợp lý nhất...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác Hồng Anh to hơn và đi trc còn khó => bác Đại Quang còn khó, xa hơn nữa

      Delete
  10. "1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Là người đang có quyền lực, thanh thế lớn hơn bao giờ hết và có uy tín trên trường quốc tế. Với tình hình căng thẳng ở biển Đông và chống phản động phá hoại hiện nay thì nhiều khả năng ông Dũng sẽ vẫn thuộc Tam trụ nhiệm kỳ tới." - mình đồng ý với nhận định này. 3 vị còn lại còn do thiên triều Tàu phán đã. VN chưa bao giờ được tự do dụng lên Tứ trụ triều đình đâu nhá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chống giặc ngoài đã khó rồi nhưng chống những bình loạn, suy nghĩ như này cũng khó ko kém.

      Delete
  11. Mình nghĩ đồng chí Thiện Nhân vẫn có thể ở BCT kỳ tới. Hình như trước đồng chí Thiện Nhân thì chưa có Chủ tịch Mặt trận nào vào được BCT cả nên có thể đã chú trọng hơn đến Mặt trận rồi :d

    ReplyDelete
  12. Ai lên mà cha vậy hả. Các bác.vn vẫn là VN thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ko là VN thì là j? Vv

      Đối với nhiều người, tình hình đất nước thế nào éo phải điều đáng bận tâm của họ

      Delete
  13. Dạo này kiếm được tiền rồi là lười vào cmt chém giúp anh lắm rồi đấy nhá :-d

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạo này bận đếm tiền, đốt tiền chán blog, facebook rồi

      Delete
  14. Ad đánh giá sao về PTT Vũ Đức Đam ạ? rất là kết bác này

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu giữ đc đà thăng tiến thì ông VĐĐ sẽ là ứng viên lớn ở đại hội 2021. Còn trong 2 năm tới chưa đủ tuổi cả nghĩa đen lẫn ko đen.

      Delete
    2. Chuẩn. Đúng là cùng tầm nhìn vĩ mô

      Delete
  15. ý của caothien là muốn nghe ad đánh giá về con người và tài năng của vị này(theo hiểu biết của ad)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình chỉ biết một số thông tin cơ bản mà ai cũng có thể biết thôi.

      Delete
  16. Vẫn là bình cũ chuột cũ cả thôi , không có gì mới

    ReplyDelete
  17. Ai làm cũng được, miển dân chúng đều có nhà cấp 4, có thu nhập tháng từ 5 triệu trở lên, có Net, Cáp TV là ok...

    ReplyDelete
  18. Có khi nào bác dũng lên làm TBT.Có lẽ hiện bác đang là người nổi tiếng nhất ^^

    ReplyDelete
  19. Kiểu éo gì, thì thằng khổ nhất vẫn là thằng Dân

    ReplyDelete
    Replies
    1. ai làm cũng được miễn seo dân xây nhà ở cấp 4 đừng có đưa lũ đầu trâu mặt ngựa đến đập phá là o ké

      Delete
  20. "Tướng không ra trận là LÊ HỒNG ANH." có câu vè này trên mạng liên quan đến vụ Gạc Ma, mà tướng Lê Mã Lương bóng gió trong 1 clip trên youtube .( Tướng Lương này, gần đây cũng có những phát biểu "trái chiều", tạm gọi là " xa rời lịch sử" dù ông là GĐốc bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, như vụ Kachiusa trong trận Điện Biên Phủ )Ad biết không, có gì nhờ Ad giải thích giùm với .? TB: em không phải là " rận chủ" . :>)

    ReplyDelete
  21. Tổng BT kiêm Chủ tịch nước là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CP là Nguyễn Thiện Nhân. Còn Chủ tịch QH là ai cũng được, vì vị trí này là Đại gật gù mà.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trời ơi ! Đúng là người ở cùng vùng với ổng nên binh ổng kìa !!! Bạn ơi, ông nội nguyễn tấn dũng này là con quỷ tham nhũng dữ lắm. Mấy bạn không hiểu ổng chứ mình hiểu tới cái gì của ổng luôn đó. Mình nói thiệt nha, chứ không bao giờ nói xấu hay xuyên tạc ai hết.

      Delete
  22. Tôi đồng ý với bạn Thành-ĐBSCL: Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm Tổng BT.

    ReplyDelete
  23. Thủ tướng CP phải hội đủ 5 điều kiện sau: 1/. Hiện nay phải là Uỷ viên Bộ chính trị. 2/. Phải có kinh qua Phó Thủ Tướng CP. 3/. Phải được Thủ tướng trước tín nhiệm. 4/. Phải có khả năng lan toả quốc tế. 5/. Phải là người miền nam. Người đủ 5 điều kiện này chỉ duy nhất là Nguyễn Thiện Nhân.

    ReplyDelete
  24. Lãnh đạo quốc gia thì phải có trách nhiệm lo cho dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn, hạn chế tối đa nạn thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn XH. Về Y tế và giáo dục nhà nước lo cho dân, miễn phí hoàn toàn.

    ReplyDelete
  25. Có lưu ý là Tổng Bí thư và Thủ tướng thường được cho là "ko ưa" nhau, tương tự như Bí thư vs Chủ tịch tỉnh.

    Nước ta hiện nay tuy chỉ có 1 Đảng lãnh đạo nhưng có 3 4 người đứng đầu với vai trò khác nhau tạo thành thế kiềng.

    ReplyDelete
  26. Sắp tới VN sẽ có Tổng bí thư và Chủ tịch nước nhập lại là một người, để dễ quyết định điều hành đất nước.

    ReplyDelete
    Replies
    1. nên thay đổi lại là bầu tổng thống giống như nhiều nước khác, ĐCS và những đ khác cùng chia sẻ trách nhiệm với tổ quốc với nhân dân, chứ không phải là tranh giành quyền lực, thế mới sướng chứ, không phải là đa Đ mà là nhiều Đ

      Delete
  27. Việt Nam đang cần những con người có tâm, có tầm để lãnh đạo đất nước.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có đạo đức nữa bạn !

      Delete
  28. Đất nước con người Việt Nam đã qua quá nhiều chiến tranh. Bây giờ trở đi cần được độc lập để phát triển kinh tế. Tạo điều kiện cho người dân sống yên vui, giao lưu buôn bán với nước ngoài. Nên hiện nay cần có người lãnh đạo đất nước thật sáng suốt, để đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

    ReplyDelete
  29. Hoà bình, hội nhập quốc tế là phù hợp đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lãnh đạo đất nước nên quan tâm điều này.

    ReplyDelete
  30. Chẳng hiểu tự nhiên ở đâu ra mấy comment như máy bên trên :|

    ReplyDelete
  31. Vị trí càng cao, trách nhiệm càng nhiều. Chúc các bác lãnh đạo sức khoẻ tốt để quản lý, điều hành đất nước.

    ReplyDelete
  32. Ông Nghị đầu đoàn thăm Mỹ, ông Hồng Anh đến TQ. 2 ông này đều sẽ lên

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi ủng hộ bác lê hồng anh làm TBT hoặc CTN

      Delete
    2. Ông Phạm Nghị lên

      Delete
  33. Ko ngờ sau khi đăng, hiện bài này luôn thuộc top 5 kết quả tìm kiếm Google cho những từ khóa phổ biến như "tong bi thu 2016", "thu tuong 2016", "chu tich nuoc 2016", "nguyen tan dung 2016", "pham quang nghi 2016", "nguyen xuan phuc 2016" hay "việt nam 2016"... :)

    ReplyDelete
  34. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  35. Ai làm cũng được, miễn là thương yêu dân, hết lòng phụng sự vì dân, vì nước. Nếu được bác Nguyễn Thiện Nhân thì càng tốt.

    ReplyDelete
  36. theo mot thong tin toi mat thi dong chi dinh the huynh len lam tong bi thu thay the nguyen phu trong....

    ReplyDelete
  37. TBT chắc chắn là người miền bắc: 1/ Đinh Thế Huynh 2/ Trần Đại Quang 3/ Pham Quang Nghị.Còn người miền nam thì chưa có tiền lệ mặc dù họ có uy tín ....!

    ReplyDelete
  38. nhiệm kì này người miền nam

    ReplyDelete
  39. Bài viết sâu sắc , nhiều bình luận logic và dẫn chứng rất có lý
    Hãy chờ đợi xem sao.
    Mời đọc TRANG THƠ NHÀ:
    http://vungochuyen.blogtiengviet.net/?cat=672999

    ReplyDelete
  40. Trong những năm gần đây, quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia tăng một cách đáng kể. Nếu tiếp tục, xu hướng này sẽ có nhiều tác động tới viễn cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai.

    Sự gia tăng quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương trở nên rõ ràng vào tháng 10 năm 2012, khi cơ quan này đảo ngược một quyết định trước đó của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do quản lý kém nền kinh tế. Sau đó, vào tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lần lượt là người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác.

    Một ví dụ khác của sự gia tăng quyền lực này chính là phiên bỏ phiếu tín nhiệm chưa từng có tiền lệ đối với 20 quan chức cấp cao nhất của Đảng vào tháng 1 năm 2015.

    Cũng trong bối cảnh này, một thành viên cao cấp của Quốc hội thậm chí còn đưa ra một đề xuất được cho là táo bạo: Việt Nam nên áp dụng cơ quan lập pháp lưỡng viện, với Quốc hội hiện nay đóng vai trò Hạ viện, còn Ban chấp hành Trung ương đóng vai trò Thượng viện.

    Quyền lực được nâng cao của Ban chấp hành Trung ương đánh dấu bước chuyển biến đáng chú ý trong cấu trúc quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam. Sau sự qua đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn năm 1986, đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên cá nhân lãnh đạo nhiều quyền lực (strongman), quyền lực chính trị ở cấp cao nằm trong tay Bộ Chính trị. Hiện tại, với việc Ban Chấp hành Trung ương khẳng định vai trò của mình như là thể chế có tiếng nói cao nhất trong Đảng, quyền lực chính trị quốc gia đang ngày càng bị phân tán.

    Cấu trúc quyền lực của Đảng Cộng sản hiện tại đang tựa như mô hình của một kim tự tháp ngược, với Ban Chấp hành Trung ương đóng vai trò là chủ thể quyền lực nhất, tiếp đến là Bộ Chính trị và ở dưới cùng là Tổng Bí thư. Thế nhưng quá trình chuyển biến này chỉ xảy ra tại tầng cao nhất trong cấu trúc quyền lực của Đảng. Hầu hết 3,6 triệu đảng viên, cũng như người dân, vẫn đứng ngoài cuộc chơi này, và hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào tới lịch trình nghị sự cũng như quá trình hoạch định chính sách của Ban Chấp hành Trung ương.

    ReplyDelete
  41. Chính vì thế, xu hướng này không phải là một chỉ dấu hướng tới dân chủ hoá tại Việt Nam. Thay vì vậy, nó là một chỉ dấu cho thấy quá trình tranh giành quyền lực đang diễn ra trong nội bộ giới tinh hoa chính trị của đất nước. Thủ tướng Dũng đã áp đặt ảnh hưởng ngày càng tăng của mình lên Ban Chấp hành Trung ương, đạt được nhiều quyền lực hơn so với các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Điều này giải thích lý do tại sao Ban Chấp hành Trung ương đã đảo ngược quyết định của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật ông Dũng, và từ chối cho ông Thanh và ông Huệ – những nhân vật hoặc là đối thủ chính trị hoặc không phải là đồng minh của ông Dũng – gia nhập Bộ Chính trị. Và điều này cũng phần nào được thể hiện thông qua thực tế rằng ông Dũng đã giành được kết quả cao hơn hẳn so với các đồng nghiệp trong phiên bỏ phiếu tín nhiệm vào tháng 1 năm 2015, mặc dù thành tích kinh tế gần đây của quốc gia vẫn còn nhiều điều phải cải thiện.

    Vậy làm thế nào mà Thủ tướng Dũng có thể gây ảnh hưởng ngày càng lớn lên Ban Chấp hành Trung ương?

    Ban Chấp hành Trung ương phần lớn là thành viên chính phủ và các lãnh đạo cấp cao từ các tỉnh, những người mà quá trình bổ nhiệm họ được quyết định hay ảnh hưởng lớn bởi ông Dũng. Vai trò quan trọng của ông Dũng trong quá trình phân bổ ngân sách quốc gia tới các chính quyền địa phương, bên cạnh các mối quan hệ tốt đẹp của ông với giới kinh doanh vốn thường giữ quan hệ gần gũi với các lãnh đạo tỉnh, cũng đã giúp ông có được nhiều sự ủng hộ chính trị. Ảnh hưởng của ông Dũng đối với Bộ Quốc phòng, và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông trước đây từng giữ chức Thứ trưởng) cũng mang lại cho ông nhiều lợi thế, bởi vì các đại diện xuất thân hoặc đến từ hai bộ này chiếm tới gần 15% số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.

    Sau Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ 12 vào năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ tiếp tục tập trung nhiều quyền lực hơn, đặc biệt nếu các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với quan chức cấp cao của Đảng vẫn được duy trì và nếu như Thủ tướng Dũng có thể giành thêm được một nhiệm kỳ nữa trong Bộ Chính trị bất chấp giới hạn về tuổi tác.

    Nếu như ông Dũng có thể tận dụng nguồn vốn chính trị hiện tại của mình để đưa những đồng minh của ông hay những người được ông đỡ đầu vào trong Ban Chấp hành Trung ương mới, ông Dũng có khả năng rất cao sẽ đạt được tham vọng của mình là trở thành Tổng bí thư tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Trong kịch bản ấy, Việt Nam sẽ có một ban lãnh đạo mạnh hơn và thống nhất hơn, đặc biệt khi thủ tướng tiếp theo có khả năng là một trong những nhân vật được ông Dũng bảo trợ. Điều này có thể có lợi cho Việt Nam vì đất nước cần một thế hệ lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả để theo đuổi những chính sách cải cách kinh tế và ngoại giao táo bạo hơn. Thế nhưng lãnh đạo mạnh có thể dẫn tới việc các cải cách chính trị có ý nghĩa cũng như cuộc chiến chống tham nhũng sẽ bị hạn chế.

    Đội hình lãnh đạo chính trị Việt Nam trong tương lai còn phụ thuộc vào quá trình cạnh tranh quyền lực xảy ra trước thềm đại hội Đảng vào năm sau. Lợi thế trong trò chơi quyền lực hiện tại dường như đang nghiêng về phía Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng kết quả cuối cùng sẽ chưa thể xác định được cho tới khi đại hội kết thúc vào năm sau.

    ReplyDelete
  42. VN phải loại bỏ đảng CS đi, vì sao ??? 1/ Vì mấy anh quá độc quyền. 2/ Năng lực kém, đạo đức thấp, tham nhũng nhiều. 3/ Nói một đằng làm một ngả. 4/ Nói thì nhiều mà làm thì ít. 5/ Không tôn trọng nhân quyền. 6/ Làm một việc gì hay xây dựng cái gì cũng không xin phép người dân, lấy ý kiến người dân. 7/ Công tác chống "tham nhũng" chưa thực sự: hiệu quả ; mạnh mẽ ; quyết liệt ; công bằng ; công khai ; minh bạch. 8/ Không cho người dân biểu tình để phản đối một việc gì hay lãnh đạo nhà nước làm sai. 9/ Chưa thực sự chăm lo, nâng cao đời sống người dân. 10/ Thiếu lòng tự trọng, như: quan chức, lãnh đạo nhà nước làm sai trái không chịu từ chức ngay ( ở nước ngoài mà quan chức hay lãnh đạo nhà nước làm sai trái là người ta tự động xin từ chức ngay, chứ không có đợi ai nhắc nhở đâu ) ........... như vậy đất nước sẽ không bao giờ khá lên được.

    ReplyDelete
  43. nặc danh đúng là phản động

    ReplyDelete
  44. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  45. Ad viet hay quá và dễ hiểu nữa, có thời gian thì ghé xem blog mình với nhé Đăng ký lắp mạng cáp quang FPT khuyến mãi tháng 12

    ReplyDelete
  46. Đại hội 12 sẽ diễn ra từ 20 đến 28/1/2016 tới. Cụm từ "trường hợp đặc biệt tái cử" đc nhắc đến khá nhiều trc đại hội...

    ReplyDelete
  47. Theo vài nguồn tin khả tín cho biết, kết quả bỏ phiếu cho 4 vị trí chủ chốt tại Hội nghị Trung ương 14 như sau:

    Chức Tổng Bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng được 137/175 phiếu
    Chức Thủ tướng: ông Nguyễn Xuân Phúc được 151/175 phiếu
    Chức Chủ tịch nước: ông Trần Đại Quang được 155/175 phiếu
    Chức Chủ tịch Quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân được 163/175 phiếu

    ReplyDelete
  48. Đại hội võ lâm 12 đã kết thúc, kết quả "tứ trụ" và các Ủy viên Bộ Chính trị mới đc tiết lộ trước vài ngày đã trở thành sự thực đúng hoàn toàn với công bố chính thức sau đó. Bất ngờ lớn nhất mà ko bất ngờ: ông Ng Phú Trọng tái cử, ông Ng Tấn Dũng rời khỏi cơ cấu quyền lực mới...

    Bài đăng này đã hút lượng views kỷ lục của duyblog.com, nhưng cũng vì nó mà bị các nhà mạng Việt Nam chặn domain.

    ReplyDelete
  49. Mấy ông lớn trong lãnh đạo nhà nước toàn những người giàu có, điều kiện sống tốt hy vọng ổng sẽ đưa ra đường lối tốt cho sự phát triển của đất nước. Bài viết của bạn admin khá hay. Cảm ơn bạn đã chia sẻ có thời gian ghé site mình tham quan: internet việt nam

    ReplyDelete
  50. Nói chung những ngườ có chức có quyền não cũng phải suy nghỉ hàng ngày nhiều vấn đề mới có thể lãnh đạo một đất nước hơn 80 triệu dân như việt nam chứ không phải dễ

    lắp internet fpt quận 2

    ReplyDelete
  51. Cảm ơn về bài viết của bạn AD, bài đứng trên quan điểm khách quan của cá nhân bạn, chỉ với mục đích thông tin chung đến người đọc và những người muốn quan tâm đến như đọc tin tức hằng ngày nhưng thực tế Chuyện chính trị quốc gia thì mình cũng khuyên các bạn bình luận theo hướng đóng góp thông tin khách quan mang tính chất thời sự hơn là đả kích Đăng kí Internet cáp quang FPT Quận 12
    Các bạn nhận xét như thế nào về thông tin Tổng bí thư được bầu làm Chủ tịch nước với 99,79% phiếu

    ReplyDelete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!