
Cái mạnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là ông ấy là Thủ tướng, chức vụ quan trọng thứ hai của đất nước sau Tổng bí thư. Nhưng cái yếu của ông ấy là ông ấy không có thực tài, và đang bị nhiều dư luận về gia đình giàu có nứt đố đổ vách của con gái, và của em trai. Vây cánh của ông ấy cũng nhiều, nhưng chủ yếu là giới kinh doanh. Ông Dũng đã từng làm Thứ trưởng Bộ công an, nhưng chỉ hơn 1 năm, và ông ấy cũng không có nhiều thủ đoạn để kéo bè cánh, nên đàn em trong ngành công an đầy quyền lực cũng không nhiều. Phe cánh của ông ấy trong quân đội cũng hầu như không có ai, trừ Nguyễn Chí Vịnh, Tổng cục trưởng, Tổng cục 2. Nhiều người nói chỉ cần Nguyễn Chí Vịnh làm vây cánh cho ông Dũng là đủ để giành lấy chức Tổng bí thư. Nhưng hãy chờ xem.
Trong Bộ chính trị, ông Dũng cũng bị nhiều người ghét. Ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thù ông Dũng vụ PMU18, vì ông Dũng định làm vụ PMU18 để đánh ông Mạnh, vì con rể ông Mạnh làm việc ở đó. Ông Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao, và ông Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Thường trực cũng ghét ông DŨng, vì ông Dũng muốn bẩy 2 ông này sang Quốc Hội, để gài ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Ngoại Giao, và gài ông Hoàng Trung Hải vào thay ông Sinh Hùng. Âm mưu này của ông Dũng đến nay đã thất bại thảm hại, ông Nhân không vào được Bộ chính trị, mà là ông Tô Huy Rứa, vây cánh của ông Hồ Đức Việt. Ông Khiêm, ông Hùng vẫn tại vị.
Cái mạnh của ông Trương Tấn Sang là chức Thường trực Tổng bí thư, giống như chức Phó Tổng bí thư. Ông Sang cùng tuổi với ông Nguyễn Tấn Dũng, sinh năm 1949. Cái yếu của ông Sang là ông ấy không có sự ủng hộ sâu trong Đảng. Người ta biết ống Sang từng có nhiều mâu thuẫn với ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, khi ông Sang còn làm Bí thư Sài Gòn. Ông Triết làm Bí thư tính Sông Bé từ năm 1991 đến 1996. Ông Triết ủng hộ kinh tế tư nhân, nhất là công ty của Dũng lò vôi, và ông cũng ủng hộ công ty nước ngoài đầu tư vào Sông Bé, nên kinh tế Sông Bé phát triển rất nhanh.
Ông Triết sinh năm 1942, năm 1996 ông Triết 54 tuổi, được dự kiến sẽ làm Thủ tướng thay ông Kiệt. Nhưng Sông Bé chỉ là tỉnh nhỏ, nên Bộ chính trị dự kiến cho ông Triết về làm Bí thư Sài Gòn, thay ông Sang, để làm bước đệm trước khi làm Thủ tướng. Tháng 1 năm 1997, ông Triết được điều về làm Phó bí thư Sài Gòn, chờ ông Sang (khi đó là Bí thư Sài Gòn) ra Hà Nội, để ông Triết làm Bí thư Sài Gòn. Nhưng ông Sang nhất định không ra Hà Nội. Chờ không được, nên đến tháng 12 năm 1997, ông Triết phải ra Trung ương làm chức Trưởng ban Dân vận Trung ương, để chờ Trung ương giải quyết vấn đề ông Sang.
Năm 1997, ông Lê Khả Phiêu lên làm Tổng bí thư, ông Phiêu quyết tâm gải quyết vấn đề ông Sang, yêu cầu ông Sang phải ra Hà Nội, nếu không sẽ buộc về hưu non. Cuối cùng, đầu năm 2000, ông Sang mới chịu ra Hà Nội, làm chức Trưởng ban Kinh tế trung ương, một chức vụ “ngồi chơi xơi nước”, không có thực quyền. Tháng 1 năm 2000, ông Triết mới về Sài Gòn làm Bí thư được. Chậm mất 3 năm, và nhất là mất đi cơ hội làm Thủ tướng. Ông Triết đành làm chức Bí thư Sài Gòn tới năm 2006, để được bầu làm chức Chủ tịch nước. Nếu ông Sang không ghìm chân ông Triết mất 3 năm đó, thì bây giờ chức Tổng bí thư từ năm đã vào tay ông Triết rồi.
Như vậy quan hệ giữa ông Triết và ông Sang không thể gọi là tốt đẹp được. Ông Sang cũng rất may mắn, khi từ chức Trưởng ban Kinh tế trung ương được vào chức Thường trực Ban bí thư, do việc đấu đá nội bộ hồi Đại hội 10 năm 2006, nên ông Sang ở giữa được lợi.
Bây giờ ông Sang nhân cơ hội năm chức Thường trực Ban bí thư đầy quyền lực, và ông cũng còn trẻ, nên rất hang hái tìm cách nắm chức Tổng bí thư vào năm 2011.
Với ông Hồ Đức Việt, chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương ngày nay không còn quyền lực như trước nữa. Ông Việt cũng sinh năm 1944, nhiều hơn ông Sang và ông Dũng 5 tuổi. Nhưng ông Việt có thuận lợi là người miền Bắc, lại quê hương Bác Hồ, và là con ông Hồ Tùng Mậu, nhà cách mạng lão thành cùng thời với Bác Hồ. Cái yếu nhất của ông Việt là tuổi.
Nếu Tổng bí thư là người miền Nam, thì chắc chắn Thủ tướng phải là người miền Bắc, và ngược lại. Chủ tịch nước thì thường là miền Trung, nhưng cũng có thể tùy tình hình, vì chức vụ này không quan trọng lắm.
Nhưng nếu vào Đại hội 11 năm 2011, chức vụ Chủ tịch nước được gộp vào chức Tổng bí thư, tức Tổng bí thư sẽ kiêm Chủ tịch nước, thì chắc chắn Thủ tướng, và Tổng bí thư phải là một người miền Bắc, một người miền Nam.
Nhưng nếu 3 ông nói trên đánh nhau kịch liệt để tranh chức Tổng bí thư, thì có thể người ở giữa sẽ lên, đó là ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công an, hiền lành, ít nói, và không tham gia đấu đá với ai cả. Khi đó thì Thủ tướng chắc chắn phải là một người miền Bắc, và rất có thể sẽ là ông Hoàng Trung Hải, sinh năm 1959. Ông Hải trẻ nhất, cũng hiền lành ít nói, và không tham gia đấu đá với ai cả.
Nếu 2 con người hiền lành, trong sạch đó lên lãnh đạo đất nước ta, thì quả là một diễm phúc lớn cho nước Việt Nam ta.
Hãy chờ xem.
Nguyễn Đại Việt - X-cafe
Buồn buồn làm tí chính trị post chơi
related posts
Bài hay
NAD
10/01/2010
41
Tài liệu hay ;))
ReplyDeleteVote for Mozart :x
ReplyDeletekhông cần quan tâm, miễn là có 3 bữa cơm ăn + với tiền đi chơi gái là cuộc sống vui vẻ rồi
ReplyDeleteSao bảo bác Triết lên làm TBT kiêm CT nhỉ :-?
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeletecầu mong đừng ai bầu cho ông dũng :|
ReplyDeleteÔng nào chả thía :D
ReplyDeletechà chà tết năm nay hà nội chắc vui nắm nỉ
ReplyDeleteVui thì ngày nào cũng là tết, tết mà ko vui thì ko phải là tết
ReplyDeleteTết vui vì éo phải gặp mặt mấy ông thầy, chấm hết !
ReplyDeleteTin này có thật ko đó bạn:S.nếu đúng sự thật bạn có thể cho mình biết tên web nói về vấn đề chính trị ko.Thanks
ReplyDeleteHy vọng ông nào lên nắm chức thì cố gắng làm cho đất nước phát triển mạnh hơn như ông Putin làm với nươc Nga ý.Phải chọn ông nào có cá tính, ngoại giao tốt để ko bị bọn Trung Quốc bắt nạt.Việt Nam muôn năm!!!!!!!!!!!!!!!
x-cafevn.org - trang này bị chặn, có thể dùng opendns.com để vào.
ReplyDeletee muốn vote cho a Obama
ReplyDeleteObama ko tuyệt vời bằng Osama (bin Laden)
ReplyDeleteVote for me \m/
ReplyDeleteMiễn bình loạn!(^_^)
ReplyDeleteBình loạn nhiều mà ko may là công an hỏi thăm đới :D
ReplyDeleteChuyện chính trị đừng xen vào nhé
ReplyDelete:| Với cái nhà nước 1 đảng thế này thì bik bao giờ nhân dân mới có tiếng nói đây.
ReplyDelete1 2 hay nhiều đảng thì cũng đều có ko ít vấn đề cả :)
ReplyDeleteNhưng em nghĩ 2 đảng thì chi ít nó còn tính cạnh tranh. Chứ còn 1 đảng thì đúng là chẳng còn gì để nói.
ReplyDeleteĐảng cộng sản Việt Nam vinh quang muôn năm :X
ReplyDelete:|
ReplyDelete:D
ReplyDeletePhai chon mot nguoi leo lai dat nuoc sao cho kinh te va quan su phat trien manh. De nguoi dan no du,va dac biet khong de bon Trung Quoc khong bat nat duoc minh nua.
ReplyDeleteKhó nhỉ, thế chắc bất khả thi
ReplyDelete28.03.2010
ReplyDeleteĐó là đề tài mà giới xe ôm, giới quan sát chính trị vỉa hè Hà thành đàm luận sôi nổi trong suốt tuần qua khi Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành TW khóa X nhóm họp và kết thúc sang nay ngày 28/3/2009…
Đây là đề tài hấp dẫn để thứ nhất giảm stress về những bức xúc mà giới xe ôm thường hay phải chịu đựng vì những va chạm trên đường phố và cũng để giết thời gian trong khi chờ khách.
Giới xe ôm vẫn hay chọn cách loại suy giống như dân chơi lô đề: hôm nay, tuần này đã xuất hiện đầu này, đuôi này thì dứt khoát ngày mai, ngày kia sẽ được cân chỉnh sang số khác. Kinh nghiệm quan sát các cuộc bầu bán tại chính trường của các kỳ Đại hội Đảng đã giúp cho cánh xe ôm cũng đã rút ra một số quy luật của cái sự xuất hiện đầu, đuôi kia tại các kỳ đại hội.
Trước hết cánh xe ôm hay quan tâm, "cá" nhau xem kỳ này ai sẽ là Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ này, dứt khoát trong Hội nghị Trung ương thứ XII này sẽ được đưa ra để tính. Bởi khi đã tính xong được nhân vật chủ chốt là Tổng Bí thư rồi thì việc sắp xếp bày ván cờ tiếp theo: nhân sự nào sẽ là sĩ, là tượng là xe pháo, là tốt… phải do nhân vật này đề xuất, săp xếp.Tức là phải tính ra đầu rồi sau mới tính ra đuôi là gì gì ?
Thứ nhất, với truyền thống của chính trường Việt Nam thì Tổng Bí thư thường phải là người miền Bắc; Các yếu nhân phải phân bổ đều cho cả 3 vùng: bắc-trung-nam. Mặc dù vừa qua có tờ báo đưa vấn đề này ra phản biện: Tại sao Tổng Bí thư lại phải cứ là người miền bắc nhưng xem chừng ý kiến này đã không được báo giới hưởng ứng vào cuộc vì: giới báo chí cũng đã ngửi thấy mùi vận động thầu của tờ báo cho đăng bài này. Mặc khác báo chí cũng đang thúc thủ chẳng muôn giây vào chính trị, chính em để tránh cái thảm cảnh: chẳng ăn gì mà không phải đầu, phải tai…
Thứ 2, nhân sự Tổng Bí thư phải là người kinh qua ủy viên Bộ Chính trị chí ít một nhiệm kỳ, không thể là anh đang là đảng viên, thậm chí vừa là ủy viên trung ương, vù một phát leo lên tổng bí thư được, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra ở Việt Nam.
Thứ 3, còn sức khỏe và phải trong độ tuổi cho phép; theo tin vỉa hè thì nhân sự Bộ Chính trị kỳ này phải dưới 65, nhân sự trung ương không quá 60 nếu bầu nhiệm kỳ 2; vào lần đầu thì quy định trước đây không quá 55. Như vậy, nhân sự Tổng Bí thư tất yếu không quá 65…
Cũng theo tin vỉa hè thì trong trường hợp ngoài 65 vẫn được tái cử đó là trường hợp đặc biệt phải do Bộ Chính trị khóa X quyết; điều này giống như chỉ định thầu đối với các công trình xây dựng phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, văn hóa đặc biệt…
Như vậy, Tổng Bí thư kỳ này chắc phải nằm trong độ tuổi đầu 4, khó vượt qua tuổi đầu 5; còn đuôi là đuôi kép, đuôi chơi vơi, đuôi già, đuôi non, đuôi khỉ, đuôi gà hay đuôi trâu, đuôi ngựa... đây thì lại cân chính tổng hợp tất cả 3 yếu tố.
Căn cứ vào suy đoán trên cộng với những thông tin vỉa hè, Hai Xe Ôm tôi xin tạm đưa ra một vài kết quả do mình suy đoán như sau:
-Bộ Chính trị khóa X có 15 vị, chắc trong số này 5-6 vị sẽ thôi vì lý do tuổi tác và sức khỏe; như vậy sẽ còn 9 đến 10 vị vào tiếp “vòng sau”, tức khóa XI; 9 đến 10 vị này chắc chắn sẽ tranh giành 4 vị trí chủ chốt đó là: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…
Trong số 9-10 vị này thì riêng Hai Xe Ôm cũng đủ khả năng tính loại chắc cú ra được 3 vị, để còn lại 7 vị đủ khả năng vào tiếp vòng sau.
Trong “bó đũa” 7 vị Bộ Chính trị đương nhiệm này ngọn cờ nào có nhiều khả năng sẽ được lựa chọn ? Trong 7 vị này có 3 vị có ưu thế vượt trội đó là: Ủy viên Bộ Chính trị lần hai; như vậy theo thiển ý của Hai Xe Ôm thì Tổng Bí thư sẽ rơi vào 3 “ngọn cờ” bởi có cái sự nhỉnh hơn về sự thâm niên…
Nếu quy chiếu với các tiêu chuẩn đã đề cập ở trên: vùng miền, tuổi tác cánh xe ôm cũng có thể tính, đoán ra được ai sẽ trúng làm Tổng Bí thư kỳ này!
Quan sát phiên bế mạc và theo dõi diễn văn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đọc, quan sát cách đưa hình ảnh của ống kính máy quay, sau hình ảnh ông Nông Đức Mạnh được đưa nhiều nhất, cận và đặc tả thấy lộ ra đầu ông có vẻ sói hơn và đuôi lông mày đã chớm bạc, chắc phải lo nghĩ, tính toán nhiều.
Sau ông Nông Đức Mạnh hình ảnh đầu tiên trung tả là hình ảnh hai ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng, hai ông ngồi ở hai góc khuôn hình, ông Nguyễn Minh Triết ngồi giữa…Theo dõi suốt buổi diễn ra phiên họp bế mạc, chúng tôi thấy truyền hình đưa hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng trên 10 lần, ông Nguyễn Tấn Dũng dăm sáu lần; khi đưa hình ảnh trung tả ông Nguyễn Tấn Dũng thường thấy kè kè hình ảnh ông Trương Tấn Sang với khuôn mặt có vẻ cau có, còn khuôn mặt ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ căng thẳng. Ông Nguyễn Phú Trọng thì có cái vẻ bình tĩnh của người đã biết chuyện đâu và đấy cả rồi, hoặc kệ: được chăng hay chớ?!
ReplyDeleteKhi đề cập tới nhân sự các Đại hội Đảng, cánh xe ôm chúng tôi cũng hay để ý đến thái độ của ông lớn láng giềng phương bắc; chắc ông lớn này không đời nào chịu để mặc các đồng chỉ Việt Nam muốn bầu ai thì bầu. Tất nhiên "chưởng lực", "khí công" của ông lớn đến đâu thì còn phải hạ hồi phân giải. Các kỳ đại hội trước bao giờ ông bạn vàng phương bắc cũng cử những yếu nhân đến “ăn dầm nằm dề” ở Việt Nam, chắc để học kinh nghiệm tổ chức đại hội Đảng của Việt Nam.
Kỳ này mới chỉ là cuộc họp bàn nhân sự được 2 ngày, mà đã thấy bà Nghiêm Tuấn Kỳ, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) lò dò mò sang không biết để đánh động gì đây, thông điệp gì đây hay chỉ để sang chơi cho vui để tránh bão cát Nội Mông.
Chưa hết, ông bạn vàng phương bắc còn cho bắt một tàu cá ở Hoàng Sa và thẳng thừng ngửa tay đòi các chú Việt Nam nộp phạt 150 triệu đ thì thả. Chuyện bắt tàu này xảy ra ngay trong những ngày Trung uơng Việt Nam họp bàn nhân sự chủ chốt. Liệu ông bạn vàng phương Bắc có hành xử như cánh xe ôm Việt Nam: Hẩu với nhau thì bố cho qua, không hẩu thì bố mày đòi nợ, lãi hơi bị cao đấy…
Một thông tin nữa là chuyến xuất ngoại sang Trung Quốc và Ôxtralia của ông Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo chí nước ngoài và Trung Quốc đưa tin nhưng không thấy Việt Nam đưa?
Về ông Trung tướng này con đường hoạn lộ của ông cũng hoạch phát như thân sinh của ông là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Trong hồi ký của mình, ông Nguyễn Chí Thanh tên thật ông là Nguyễn Vịnh, có kể một chuyện thú vị về việc tên Nguyễn Chí Thanh là tên do ông Hồ Chí Minh đặt cho trong Đại hội Đảng lần thứ II ở Việt Bắc năm 1951. Khi công bố danh sách 19 ủy viên Trung ương có tên Nguyễn Chí Thanh người Bình Trị Thiên, ông Nguyễn Vịnh ngơ ngác không biết Nguyễn Chí Thanh là ai. Sau này mới biết là ông Hồ cải tên cho.
Ông Nguyễn Chí Thanh là người được phong hàm Đại tướng năm 1955 mà chưa làm tư lệnh một chiến dịch lớn nào. Cũng giống với ông Lê Hồng Anh sau này, mới vào làm ngành công an vài năm mà vẫn được phong vượt cấp hàm Đại tướng...
Về chuyện này, thông tin lan truyền trong cánh xe ôm: hình như ông Nguyễn Chí Thanh là con ông cả Khiêm, anh ruột ông Hồ Chí Minh. Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh được 4 người con, người con út mất sớm. Cụ Cả Khiêm và bà Thanh đều không có gia đình. Theo giới xe ôm thì sở dĩ dẫn đến tình cảnh này là do hai ông bà Cả Khiêm và bà Thanh đều tham gia phong trào yêu nước và anh, chị của Nguyễn Ái Quốc. Cả hai đều bị Pháp bắt. Bà Thanh bị tra tấn theo kiểu bắt ngồi lên mâm thau đồng nung đỏ nên sau này mất khả năng sinh sản…Ông Cả Khiêm thị bị tiêm thuốc để triệt đường nối dõi nhưng nghe dân Hoàng Trù nói ông vẫn có vợ con ở Huế, nhiều người đồn ông Nguyễn Vịnh là con ông Cả Khiêm…
ReplyDeleteĐó là thông tin lan truyền trong cánh xe ôm, thực hư thế nào không ai xác nhận...
Trở lại chuyện xuất ngoại của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, giới xe ôm đồn rằng: ông này sắp sửa trở thành yếu nhân của Bộ Quốc phòng do vậy Trung Quốc mời sang để thăm dò, nắn gân. Còn ông sang Ôxtraylia là để một mặt tạo dựng khuôn mặt cho ông trên trường quốc tế. Ông Nguyễn Chí Vịnh từng là Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, không biết ông sang Ôxtrailia có sử dụng nghiệp vụ tình báo điều tra thêm vụ hối lộ liên quan tới in tiền polymer không biết ?! Cách đây gần một năm cũng thấy ông Nông Đức Mạnh sang thăm nước này, sau đấy thấy rộ lên vụ tiền polymer.
Vụ này không biết có liên quan đến quan chức to nào không biết ?! Dư luận đang mỏi cổ chờ thực hư ra làm sao …
http://www.x-cafevn.org/node/65
Bài này đang hot nhỉ :D.
ReplyDeleteĐang đại hội Đảng mà, Google thường xuyên dẫn tìm kiếm vào đây :D
ReplyDeleteKiếm được một bác như Putin ở ta chắc hiếm. Chúng nó bảo VN phải cõng thằng TQ nên bị còng lưng. Đánh bỏ mẹ nó đi chứ sợ gì AE nhỉ !
ReplyDeleteNgày 19 tới câu hỏi sẽ có kết quả chính xác. Năm 2010 là năm rất thành công của thủ tướng Dũng, chắc ông này sẽ lên Tổng bí thư :D
ReplyDeleteÔng Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng bí thư
ReplyDelete9h30 sáng 19/1, gần 1.400 đại biểu đã vỗ tay chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử.
Ông Nguyễn Phú Trọng là Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng) và từng 20 năm làm việc tại Tạp chí Cộng sản, trong đó 5 năm giữ chức Tổng biên tập. Sau đó ông làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương. Đầu năm 2000, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 7/2007 ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
Trong danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI có 9 người tái cử, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư), Nguyễn Sinh Hùng (Phó thủ tướng), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP HCM), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương).
5 vị lần đầu vào Bộ Chính trị là các ông Đinh Thế Huynh (Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo), Ngô Văn Dụ (Chánh văn phòng Trung ương Đảng), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Trần Đại Quang (Thứ trưởng Bộ Công an) và bà Tòng Thị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội).
...
[Theo VnExpress.net]
trương tấn sang làm tbt kiêm chủ tịch nước chắc cú.có ai có ý kiến khác hok.
ReplyDeleteviet nam muon nam!
ReplyDeleteBài này chắc quit comment đc rồi :)
ReplyDeleteChiều nay, với 91,4% phiếu bầu, ông Nguyễn Sinh Hùng (quê Nghệ An) trở thành Chủ tịch Quốc hội khóa 13. Ông Trương Tấn Sang (Long An) được đề cử làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016.
ReplyDeleteSang Trọng Hùng Dũng
ReplyDeleteMOT NUOC NHU VIET NAM LAI TON TAI VO SO VAN DE THAT SU LA MOT NGUOI BINH THUONG NHIN VAO CUC DIEN CUA NUOC TA BAY GIO THAT SU RAT BUONG . BAC HO DA TUNG NOI DAN GIAU THI NUOC MOI MANH NHUNG VIET NAM BAY GIO KO CON MAY QUAN TAM VAO NHAN DAN NUA MA CAC QUAN CHUC LON BE QUAN TAM VAO VIEC NANG CAO DIA VI CUA CHINH BAN THAN MINH DE CHO NUOC NGOAI NHIN VAO VA NHIEU BAI VIET PHE BINH VAY SAO
ReplyDeleteNước nào cũng có vô số vấn đề, nội dung bài trên cũng ko đúng hoàn toàn, chỉ mang tính tham khảo.
ReplyDelete