Tầm phào #8: Bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người

by comments
1. Hà Lội hè 2016: nắng nóng muốn ốm người, mưa thì lụt lội - đúng là bể khổ :(

A. Mình đang tìm một bộ phim của Nhật nói về anh chàng sửa ống nước rất tốt bụng. Anh ấy sửa ống nước chưa từng lấy tiền công, một hôm anh đến nhà của một chị chủ nhà xinh đẹp và rất tốt. Cô bị ốm đau khắp người không uống nước được nên phải nhờ anh sửa ống nước mớm cho uống và nhờ anh cởi áo đánh gió cho cô. Suốt thời gian đó cô chỉ biết kêu ú ớ cho đến hết phim. Ai biết tên phim ấy là gì thì cho mình xin nhé :(

B. Nhớ đêm tân hôn, vợ mang ra một cái bình và nói với tôi: "Mỗi lần em khóc, em sẽ đổ vào đây một ly nước. Khi nào nước trong bình đầy cũng là lúc em không chịu được nữa và em sẽ rời xa anh mãi mãi"...

Rồi 3 năm qua đi, mấy hôm trước tôi lén vợ mang cái bình ra đổ thêm 2 ly nước đầy vào. Kết quả: bị vợ phát hiện, đập cho một trận thừa sống thiếu chết!

Now and forever?
2. Right Here Waiting - Nghìn trùng không xa cách

Gần 3 thập kỷ sau khi được phát hành, bài hát Right Here Waiting (Nơi đây anh vẫn chờ) của Richard Marx vẫn được đón nhận rộng khắp. Đây có lẽ là một trong những bài tình ca được nghe nhiều nhất thế giới bất chấp hai nhân vật chính làm nên hồn vía của nó đã không còn ở bên nhau.

Tình yêu điên cuồng

Right Here Waiting nguyên thủy vốn là bài tình chỉ dành riêng cho 2 người, Richard Marx và nàng diễn viên xinh đẹp Cynthia Rhodes. Đó là thời điểm của năm 1988, chàng đã là một ca sĩ nổi tiếng còn nàng thì từ sau những bộ phim hốt bạc đã trở thành minh tinh. Ở giữa tình yêu của họ khi ấy là… khoảng trống. Chàng bận rộn với những lịch diễn còn nàng miệt mài với những dự án điện ảnh. Chẳng như bây giờ với những công cụ liên lạc hiện đại, lúc ấy, nhớ nhau họ thường… thở dài.

Richard Marx là người thở dài nhiều nhất. Đã 3 tháng nay anh không gặp được Rhodes. Chàng ở Mỹ còn nàng ở xa mãi Nam Phi với bộ phim đang quay, gọi điện thoại đã khó chứ đừng nghĩ đến chuyện cùng nhau dùng bữa thân mật. Và chàng quyết định đặt vé đến Nam Phi thăm nàng. Chuyện tưởng dễ hóa ra còn khó hơn leo đỉnh Everest. Visa của chàng bị từ chối vì chính phủ Nam Phi nghi ngờ Marx sang đấy để… biểu tình chống Apartheid.

Trên đường lái xe về nhà, trong nỗi buồn và nỗi nhớ dày vò bỗng đâu những ý thơ nhập ngay vào đầu Richard Marx. Chỉ trong vòng 20 phút, Right Here Waiting đã hoàn thành. Về đến nhà, Marx lao ngay vào phòng thu âm, ghi lại ngay những cảm xúc vừa ập đến. Thu âm xong, Marx gửi bài hát vừa sáng tác sang Nam Phi cho Rhodes. 10 ngày sau, Rhodes nhận được và xúc động nghẹn ngào.

Lời Việt: Chờ em nơi đây - Don Hồ (1995)

Richard Marx đã sáng tác nên một bản tình ca tuyệt đẹp, hay nói cách khác, chính Right Here Waiting đã vẽ nên chân dung tình yêu của anh dành cho Cynthia Rhodes. Bài hát ngập tràn những lời yêu thương và nỗi nhớ khôn nguôi. Marx hát rằng “Từng ngày trôi qua, đại dương chia cắt và anh dần chẳng còn sáng suốt nữa. Trong điện thoại anh nghe tiếng nói em nhưng nỗi muộn phiền chẳng thể nào xoa dịu. Nếu như anh chẳng còn bao giờ được thấy em thì làm sao chúng ta có thể thốt nên lời vĩnh cửu?”.

Richard Marx quen Cynthia Rhodes vào năm 1983 khi anh ở trong nhóm phụ trách làm nhạc cho bộ phim Staying Alive, bộ phim đã đưa Rhodes trở thành ngôi sao. Lúc ấy chàng 19 tuổi còn nàng 26. Cách biệt tuổi tác với Marx không là vấn đề, anh đã mê Rohdes như điếu đổ. Nhưng đáp lại sự si mê của Marx, Rhodes lắc đầu “cậu còn trẻ quá”. Với Marx, đó là lời từ chối nghiệt ngã nhất. Điều này có thể thấy trong câu hát thổn thức của Marx ở Right Here Waiting “Cho dù em đi đâu, dù em làm gì đi nữa, anh sẽ vẫn mãi nơi đây chờ em. Dù có mất bao nhiêu thời gian, hay trái tim anh tan nát thế nào, anh cũng sẽ mãi chờ em nơi đây”.

Richard Marx phải chờ đến 2 năm sau, 1985, khi cả hai gặp lại nhau tại một bữa tiệc và Marx đã trải hết lòng mình mà như sau này Rhodes nhớ lại, là “gần như anh ấy phát điên lên khi tôi định làm mai anh ấy với vài người bạn gái khác”. Cảm động với chân tình của Marx, Rhodes đồng ý bắt đầu vào một cuộc phiêu lưu mà lúc ấy cô chưa biết sẽ đi đến bao xa.

Họ nhanh chóng trở thành một cặp hoàn hảo và tình yêu giúp họ thăng hoa. Marx càng ngày càng nổi tiếng còn Rhodes thì liên tiếp được mời nhận vai trong các bộ phim nổi tiếng. Sự nghiệp càng bay cao thì họ lại càng xa nhau. Và trong tận cùng nỗi nhớ vì cách xa ấy, Marx đã hát “Chẳng lẽ nào em không hiểu được, em đã khiến anh điên dại mất rồi. Anh nghe thấy tiếng em cười, anh nhấm được vị nước mắt em rơi nhưng anh chẳng cách nào gần em được”.

Ba tháng ròng rã cách xa đã khiến Richard Marx cho ra đời một tình khúc nồng nàn. Và anh chẳng cần đợi lâu. Sau khi hoàn thành cảnh quay ở Nam Phi, Rohdes đã trở về và tình yêu của họ lại tiếp tục thăng hoa. Tháng 1/1989, cả hai tổ chức đám cưới và xúc động hơn, ngay sau đó Rhodes quyết định gác sự sự nghiệp điện ảnh để trở thành một bà nội trợ đúng nghĩa. Cô không muốn xa Marx thêm một phút giây nào nữa. Từ đây, Rhodes muốn trở thành hậu phương vững chắc cho một mình Marx tung hoành.

Bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người

Right Here Waiting trở thành một kỷ niệm tuyệt vời cho mối tình của Richard Marx và Cynthia Rhodes. Với Marx, anh xem đó là một lá thư tình gửi riêng cho người anh yêu. Chỉ có điều, bài hát này, sau đó, lọt đến tai vài người bạn. Nghe xong, họ thúc giục Marx phải ghi âm hoàn chỉnh để phát hành. Lúc đầu Marx không muốn nhưng sau đó, khi nhận được sự động viên của Rhodes nên anh đồng ý sẽ phát hành bài hát này.

Đúng ra bài này sẽ xuất hiện trên thị trường không phải bằng giọng hát của Richard Marx mà là tiếng hát của diva Barbra Streisand. Lúc ấy, 1989, Marx gửi demo đến Streisand. Nghe xong, Streisand gọi ngay cho Marx và bảo “Tôi cực kỳ yêu bài hát này, âm nhạc rất hay, giai điệu tuyệt đẹp. Tôi sẽ ghi âm nó ngay nhưng với một điều kiện: Cậu phải thay vài chỗ ở đoạn lời bài hát vì trong cuộc đời mình, tôi đã và sẽ không chờ đợi một gã nào hết”. Điều này có nghĩa Marx sẽ phải tự lực cánh sinh bởi Right Here Waiting được ra đời bằng nỗi nhớ cồn cào của việc đợi chờ. Thay đổi nó có nghĩa kỷ niệm ấy sẽ chết.

Sau cùng, Marx bước vào studio với ban nhạc của mình. Right Here Waiting được phối theo kiểu Pop dễ nghe với piano và guitar hòa lẫn. Giọng hát trầm khàn của Marx đưa nỗi nhớ lên cao, vừa tha thiết tình cảm mà cũng diệu vợi, xa xăm.

Ngày 29/6/1989, single thứ hai của album Repeat Offender, Right Here Waiting, được phát hành tại Mỹ và ở tuần đầu tiên, nó trụ vững ở Top… 40. Nhưng chỉ tuần sau, với hiệu ứng từ các đài phát thanh, bài hát này leo lên đứng hạng nhất tại Billboard và đứng đó suốt 3 tuần lễ liên tiếp. Bài hát này trở thành single thành công nhất trong sự nghiệp âm nhạc của Richard Marx.

Phản ứng của công chúng là điều mà cả Marx và Rhodes không thể ngờ tới. Hàng nghìn lá thư đã gửi đến cho họ để chia sẻ bài hát này đã có giá trị trong cuộc sống của họ ra sao. Rất nhiều người lính đã gửi thư cho Marx và nói rằng họ lấy bài này để gửi tặng người thương bởi bài hát thật sự là nỗi lòng của họ khi tình yêu bị cách chia.

Cả Marx và Rhodes đều tự hào khi sự riêng tư ban đầu của họ cuối cùng đã đem lại hạnh phúc cho nhiều người. Các đài phát thanh, kênh âm nhạc, MTV phát bài này liên tục suốt gần 3 thập niên qua. Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify năm ngoái còn thống kê Right Here Waiting là là tình khúc được nghe kỷ lục vào ngày Lễ tình nhân.

Tuy vậy, dù đem lại hạnh phúc cho mọi người, nhưng 2 nhân vật chính của bài hát, sau 25 năm bên nhau với 3 con trai, cuối cùng đã chính thức chia tay vào tháng 4/2014. Hơn một năm sau, Richard Marx cưới người vợ thứ 2. Tất cả tình yêu của mình Marx đã nói hết trong Right Here Waiting. Vậy còn khi chia tay, lý do là gì? Marx im lặng, Rhodes im lặng. Có lẽ đó sẽ là bí mật duy nhất mà họ còn giữ cho nhau và nếu có nói ra nó cũng không còn là một tác phẩm ăn khách nữa.

[Nguyên Minh - Thể thao & Văn hóa]

3. You Are the Apple of My Eye


...
Linh tinh
NAD
06/06/2016
4

Comments

  1. Info cái em ở cái ảnh đầu tiên là j vậy :">

    ReplyDelete
    Replies
    1. @Sơnvđ (vãi đái): Mới đầu tưởng tàu khựa, nhưng hình như hót gơn Malaysia :)

      https://www.instagram.com/minchen333
      https://www.facebook.com/minchen333

      Bonus: chichisinhvailon!? - 1997, gốc Việt, sống ở Lào, làm ở Anh @@
      https://www.instagram.com/chichisvl

      Delete
    2. Hình như là Hong Kong đó anh.

      Vãi cả 97 @@

      Delete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!