Điều quan trọng nhất của tình yêu…

by comments
Có một dòng sông đã qua đời kể từ ngày 1/7 năm ấy, khi chiếc máy bay chở anh rời khỏi phi trường Manchester không hẹn ngày trở lại, khởi nguồn cho những năm bôn ba khắp các chân trời: qua đất Tây Ban Nha phóng khoáng với những công trình kiến trúc đỉnh cao nghệ thuật, sang nước Mỹ xa xôi giữa vô vàn ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, bóng rổ và bóng chày, 2 lần trở về với bóng đá đỉnh cao ở kinh đô thời trang Milano.

Chưa bao giờ câu hát Trịnh lại vận vào cuộc đời anh một cách đúng đắn đến như thế khi nó chất chứa biết bao tình yêu, nỗi đau, sự day dứt và cung bậc thăng trầm, cho dù lẽ ra một ông hoàng quảng cáo như anh phải được ví von với một thể loại nhạc gì đó khác: pop, dance, rap hay thậm chí là hiphop chẳng hạn. Tận trong sâu thẳm trái tim, bài ca về anh vẫn là bản hòa tấu của những nốt trầm hùng da diết, bâng khuâng và xao xuyến nhất. 7 năm đã trôi qua như một tiếng thở dài nặng nhọc, quãng thời gian vừa đủ để nhận ra rằng, kỉ niệm xưa đã từng có lúc nhạt phai tựa nắng qua đèo…

Photobucket

Beckham ngày ấy, bây giờ

Bây giờ anh khác quá. Bây giờ, người ta biết đến David Beckham như một biểu tượng không thể thay thế của thế giới bóng đá toàn cầu hóa. Bây giờ, anh cùng câu chuyện tình kinh điển của anh, sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôi sao bóng đá và ngôi sao ca nhạc, đã được nhân bản vô tính để trở thành hình mẫu cho biết bao người học tập. Đó là kết quả của một quá trình dài với những chuyến đi và những sự tìm tòi suốt bao năm qua, bắt đầu từ điểm khởi hành Manchester United. Becks đã rời khỏi, đã bước đi, đã tập sống ở những nơi không phải quê hương mình, và anh đã sống tốt, thậm chí là rất tốt.

Trong suốt ngần ấy năm, người ta biết đến anh với tư cách của một cầu thủ kiêm người mẫu siêu hạng, một diễn viên (dù anh chưa chính thức đóng một bộ phim nào), một ngôi sao quảng cáo và là đại sứ của nhiều chương trình từ thiện trên khắp thế giới. Becks cũng có thêm cậu nhóc thứ ba, nâng tổng số ‘bàn thắng’ trên sân cỏ cuộc đời mình lên thành một hat-trick, là hình mẫu về người chồng người cha mẫu mực bất chấp một scandal tình ái thời chập chững sang Real. Mặc dù có được rất ít chiến tích sau khi rời MU, Becks vẫn luôn nhắc người ta nhớ tới mình theo cách rất riêng, đến nỗi một tạp chí đã từng đưa ra các thống kê về anh kết luận: thương hiệu David Beckham đã có lúc đứng hàng thứ 3 thế giới, sau nước ngọt có ga Coca-Cola và máy tính IBM.

Sự thành công của Becks trên phương diện hình ảnh, trên mọi góc độ mà người bình thường nằm mơ cũng không thấy nổi, đáng buồn thay hoàn toàn đối nghịch với cái nghiệp mà anh theo đuổi cả cuộc đời. Nó như là vận số ngăn chàng tiền vệ hào hoa vươn tới những đỉnh cao của nghề sau quãng thời gian hoàng kim nở rộ cùng Quỷ Đỏ. Becks đến Real trong lúc đế chế Galactico 1.0 đang tàn, và người Madrid chỉ xem anh là quân bài để cướp đi vị trí số 1 về kiếm tiền của MU. Anh lại sang miền đất hứa Hoa Kì sau vụ chuyển nhượng động trời, kéo theo lễ ra mắt hoành tráng chưa từng có tại Los Angeles với sự đón rước của thị trưởng thành phố. Người ta kì vọng sự có mặt của Becks sẽ là động lực thúc đẩy bóng đá Bắc Mỹ lên một tầm cao mới. Nhưng không, anh tiếp tục thất bại trong vai trò ‘nhà truyền giáo’, như Pele, G.Best và Cruyff đã từng thất bại. Dường như người ta đã quên Beckham-cầu thủ từ lâu lắm rồi.

Cho đến một ngày tất cả nhận ra rằng khát vọng và tình yêu với trái bóng tròn trong con người Beckham chưa chết, ngày anh trở lại Milan để bắt đầu hành trình chinh phục giấc mơ World Cup của đời mình. Một người đàn ông bước vào tuổi 35 tuổi, đã sở hữu vô số tiền tài, danh vọng lẫn vinh quang, bỗng nhiên vật lộn, giành giật và chiến đấu bằng nghị lực gấp đôi người bình thường để có thể đi đến cuối con đường mình đã chọn, bỗng nhiên chấp nhận biết bao tai tiếng đi ‘ăn nhờ ở đậu’ để hi vọng về một sự diệu kì, bỗng nhiên hăm hở, háo hức và sôi nổi như thời trai trẻ mỗi lần được Capello gọi vào… dự bị ở ĐTQG.

Những người yêu mến anh lại nở nụ cười, mắt long lanh và ngẩng cao kiêu hãnh: Becks của họ không đi cầu xin lòng thương hại, Becks của họ không đi van nài những đặc ân từ bất kì ai. Anh chiến đấu bằng trái tim để trở lại, anh nỗ lực bằng ý chí để buộc người ta gọi tên mình. Sau kỉ lục trở thành cầu thủ Tam Sư duy nhất ghi bàn cả 3 kì World Cup là những kỉ lục khác khi số lần khoác áo ĐT tăng dần theo tháng năm, và mỗi lần ra sân là Becks đặt dấu ấn bằng ‘một tài nghệ khác lạ đến phi thường’. Đó vẫn là Becks vẹn nguyên như ngày nào, chiến binh mang dòng máu đỏ, thần tượng sống động trong tâm tưởng biết bao người. Nơi chiến trường khói lửa, anh không còn là chàng công tử hào hoa, chỉ giản dị là người lính chiến, với ý chí vươn lên, đức hi sinh cho tập thể và tràn căng một tình yêu son sắt, một lòng chung thủy vô bờ.

Photobucket

Điều quan trọng nhất

Anh đã về đây. Old Trafford vẫn thế, vẫn là thảm cỏ xanh mướt với các khán đài hùng vĩ bao quanh, vẫn những tiếng ầm vang từ Stretford End khi đoàn quân ra trận. Nhưng ngày anh trở lại, sẽ có thêm nhiều banron, nhiều biểu ngữ thay lời muốn nói, vì anh là một phần không thể tách rời của United. Hôm trước Milan gặp MU, Becks phát biểu mà như khóc: “Thật lòng tôi nhớ MU nhiều lắm, rất nhiều”. Từ đôi mắt anh, người ta hiểu đứa con xưa vẫn luôn nuôi dưỡng một niềm hi vọng lớn. “Đó là nơi tôi yêu nhất suốt cuộc đời, ước gì tôi có thể khoác màu áo Đỏ thêm lần nữa”.

Đi qua những mảnh đời để chứng kiến nhiều số phận, đi qua bao cơn bão để nhìn thấy bầu trời bình yên, đi qua giấc mơ để nuôi dưỡng niềm hi vọng, và đi qua những miền đất mới để biết quê nhà vẫn luôn ở trong tim mình. Một người đàn ông ở tuổi trưởng thành, là cha của 3 đứa trẻ có đủ trải nghiệm về cuộc sống, về tình yêu để biết mình đang nghĩ gì. Thứ tình cảm mà anh dành cho United là không bao giờ suy chuyển, cũng có thể là sâu đậm hơn gấp bội phần như một chân lý đơn giản: càng xa, càng nhớ. Các Mancunian cũng nhớ anh, nhớ mãi mãi thời hoa lửa của thế hệ Ferguson’s baby 1992 hào hùng với David Beckham là nhân vật chính.

Trong cuốn phim vắt qua 2 thế kỉ ấy, có biết bao niềm vui vô cùng tận. Những khi uống rượu luận anh hùng với Arsenal cái thời giải Ngoại Hạng còn là ‘song tấu’ Ferguson-Wenger. Những đêm hè rực lửa cùng anh đánh chiếm Turin, những kỉ niệm đẹp như thêu hoa dệt gấm với Barca năm nào. Rồi những lần xả thân bảo vệ chiến hào trước người Đức. Những quả phạt góc ngày 26/5 ở Nou Camp. Cả những khoảng lặng buồn khi chiến bại. Vẫn biết quá khứ đã đóng lại rồi thì rất khó để mở ra, và hình ảnh chàng trai tóc vàng, với chiếc áo đỏ số 7 trên lưng mãi mãi chỉ còn là kí ức đẹp như trong giấc mộng. Nhưng khi con tim đang hát lời yêu, và cánh cửa của ngày mai vẫn còn bỏ ngỏ, thì hãy cứ tin, niềm hi vọng chưa tắt bao giờ?

Đoạn kết: Một buổi tối đầu đông tháng 11/2009, Ricardo Kaka trở lại ngắm nhìn những khán đài sân San Siro và khoác lên mình màu áo trắng Real, các tifosi Milan đã viết như thế này: “Trong tình yêu, điều quan trọng nhất là không bao giờ được phép quên. Cảm ơn anh nhiều lắm, Ricky!”. 5 tháng sau, sẽ có một cầu thủ của Milan tìm về với mảnh đất thiêng đã từng nuôi nấng anh nên người, đã cho đi và nhận lại từ anh tình yêu thương cao cả, để gần 8 vạn người đồng loạt bật dậy gọi tên anh những mong lấp đầy nỗi nhớ nhung suốt bao năm xa cách. Mộng Hý Trường vẫn đợi đứa con xưa, cho cả giấc mơ của anh và United. Becks có ra sân? Hay Becks có ghi bàn? Chẳng còn quan trọng. Xin hãy nhắn với anh rằng: “Once a Red, always a Red. Điều quan trọng nhất trong tình yêu là không bao giờ nói từ bỏ. Không bao giờ!”

PhotobucketPhotobucket
PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
PhotobucketPhotobucket

P/S: Thứ tư tới Becks sẽ trở lại mái nhà Old Trafford. Khả năng ngồi ghế dự bị là khá cao (Pato có thể kịp trở lại bên cánh phải, Seedorf hoặc Gattuso đá chính ở tuyến giữa), nhưng ngay cả khi Becks chỉ ra sân khởi động, đó vẫn sẽ là 1 khoảnh khắc đặc biệt cho tất cả mọi người. Tôi ko phải là một fan của Becks, và chắc chắn không bao giờ yêu anh được. Tôi đã từng mê Becks như điếu đổ khi anh đứng dậy từ nỗi đau W.C France 98, nhưng rồi chợt nhận ra rằng con người ấy không dành cho mình. Vì vậy nên viết về anh thật khó. Sợi dây liên kết duy nhất: anh và tôi, cùng là những Mancunian từ trong tim. Thôi thì chúc anh làm được 1 điều gì đó, cho giấc mơ W.C lần thứ 4 của riêng mình,... Dù thế nào đi nữa, lần này, MU nhất định phải qua ải Milan!

Bài hay
NAD
04/03/2010
37

Comments

  1. Mình đọc mà tự nhiên thấy bao nhiêu kí ức dội về. Dù thời Becks oanh liệt mình còn quá bé để cảm nhận. Nhưng có 1 cái gì đấy nó vẫn in trong trái tim. Becks vẫn như 1 biểu tượng của Manu. 1 phần ko thể thiếu.

    ReplyDelete
  2. phải thắng để trả thù cho năm 2007

    ReplyDelete
  3. Hy vọng ít nhất Becks sẽ đá phạt tung lưới M.U nhưng AC Milan vẫn bị Quỷ đỏ loại :)

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  5. Once a Reds, Always a Reds.

    Có cảm giác như những con người ấy, những con người của thế hệ vàng 1992, khi ra đi đều rất lưu luyến với MU :D E có 1 cái ảnh bất hủ của mùa giải trc, khi Everton đánh bại MU trên chấm 11m, Phil Neville đã quay mặt đi tiếc nuối (trước đó anh đã thực hiện thành công 1 quả penalty). United, có lẽ, ý nghĩa hơn cả 1 đội bóng đơn thuần.

    Sau này khi Ronaldo ra đi, anh cũng đã nói những lời rất tốt đẹp về tình cảm của mình với Old Trafford. Nhưng buồn là lại nảy nòi ra những thằng như Heinze, Tevez, đùa, mình từng là fan của Heinze..

    Fighting!!

    ReplyDelete
  6. Mềnh với tác giả bài viết này giống nhau, đều k phải fan của Becks và là fan của CR7-CR9 :)) Nhưng Beckham với mình vẫn thật đặc biệt..

    ReplyDelete
  7. Heinze hay Tevez chỉ là lính đánh thuê đúng nghĩa, cũng ko ở M.U lâu năm :D

    ReplyDelete
  8. http://i420.photobucket.com/albums/pp289/musvn_blogspot_com/ManUtd/Manchester_United_vs_AC_Milan_by_Mi.png
    http://i420.photobucket.com/albums/pp289/musvn_blogspot_com/ManUtd/91eac65fdb281cd23a43beb050c758c2.jpg

    ReplyDelete
  9. Nơi tình yêu bắt đầu...

    Một mảnh ký ức không thể bị tẩy xóa sắp được hàn gắn: David Beckham sẽ trở lại Old Trafford lần đầu tiên kể từ khi bước chân ra khỏi “Nhà hát của những giấc mơ” cách đây gần 7 năm. Ở đó, anh không chỉ xuất hiện với tư cách một đối thủ trên sân cỏ với đội bóng cũ, mà còn trên một khía cạnh rất nhân văn: Một người con trở về nhà, một chiếc lá rụng về cội.

    1. Old Trafford vẫn thế. Đầy ắp những tiếng ầm ào vang vọng khắp bốn bề thinh không từ hơn 7 vạn khán giả lấp kín các chỗ ngồi. Những chiếc Cúp đến và đi. Những thế hệ lùi vào cánh gà của quá khứ và những người hùng mới bước ra từ bóng tối. David Beckham đã từng là một phần của nơi đây, một người con nhỏ bé của vũ đài lịch sử ấy.

    Anh không phải một mẫu người có cá tính bất tử (và cũng cực kỳ bất trị) như George Best, không đủ mạnh mẽ và sự ngạo nghễ đến khinh bạc như Eric Cantona (nhiều người phải rùng mình khi nhìn thấy hình ảnh chiếc cổ áo bẻ dựng của anh), cũng chẳng có cái vẻ già dặn và bản lĩnh phi thường của Bobby Charlton.

    Becks đi vào trái tim các CĐV Quỷ đỏ với một hình ảnh hiền hoà, đẹp đẽ thuần khiết và pha chút hào hoa lãng tử. Mái tóc chẻ ngôi giữa và nụ cười rạng rỡ, anh chạy dọc các khán đài Old Trafford sau một pha ghi bàn (thường là từ sút phạt). Đó là một trong những khoảnh khắc đáng lưu giữ bậc nhất trong muôn vàn những thước phim cuộc đời đã đi qua “Nhà hát” này.

    Định mệnh đã cho Becks tất cả tại nơi đây. Ở đó, anh trở thành một trong những tiền vệ số 7 huyền thoại của MU, một trong những cầu thủ đá biên xuất sắc nhất của kỷ nguyên Premier League, và cũng là một trong những cầu thủ độc đáo nhất trong lịch sử bóng đá: Chỉ với 2 ngón độc chiêu là tạt cánh và sút phạt, Becks làm nên một thứ “thương hiệu” bí ẩn trên sân cỏ.

    2. Thượng đế không nhào nặn anh thành một mẫu cầu thủ có khả năng thôi miên cầu trường lẫn… đối thủ. Tạo hoá chỉ dành những đặc ân ấy cho một số ít những người được coi là thiên tài, kiểu như Maradona, hay Zidane…. Thế nhưng tạo hoá lại cho Becks đức hy sinh và sự chăm chỉ. Becks là mẫu cầu thủ của lao động, của những giọt mồ hôi trên sân tập và đức khiêm tốn bên ngoài sân cỏ.

    Không phải là cầu thủ thiên tài, nhưng anh vẫn tạo ra được những khoảnh khắc thiên tài: Cú đá kinh điển từ khoảng cách 50m vào lưới Wimbledon mùa giải 1996/97, một trong những bàn thắng đẹp nhất lịch sử Premier League. Cú sút phạt giật về chiếc vé dự World Cup 2002 cho ĐT Anh vào những giây cuối cùng trận gặp Hy Lạp ở vòng loại (Anh hoà 2-2). 2 quả đá phạt cho Solskjaer và Sheringham ghi bàn giúp MU lội ngược dòng trước Bayern trong trận chung kết kỳ lạ bậc nhất lịch sử Champions League mùa 1998/99 ... Tất cả đều trong màu áo đỏ.

    Đó là những khoảnh khắc không chỉ tài năng, mà cả ý chí, nghị lực và bản năng sống còn đều bị thử thách phi thường. Nhưng mấy ai biết được phía sau những khoảnh khắc ấy là bao nhiêu mồ hôi đã đổ, với hàng ngàn cú đá đi vu vơ trên sân tập và những khoảng tối thất vọng. Sự tận tuỵ ấy bây giờ vẫn nguyên vẹn trong Becks, và đó là điều khiến anh phải biết ơn Old Trafford, nơi đã tạo nền tảng cho tính cách và bản lĩnh sân cỏ nơi anh.

    ReplyDelete
  10. 3. Sự kiện “Chiếc giày bay” là một khoảng tối trong sự nghiệp quá nhiều những hào nhoáng và vinh quang của Becks. Đó là nguyên nhân gián tiếp khiến Becks ra đi, và xét trên góc độ con người, sự rạn vỡ giữa anh và người thầy Ferguson là một điều đáng tiếc.

    Đó là một mối quan hệ thầy trò đặc biệt, ôm vào trong mình nó cả những vinh quang, tủi hổ, của một triều đại cổ thụ đầy những gian lao và biến động. Đặt trong sợi dây tình cảm giữa cả một thế hệ (Butt, anh em Neville, Scholes, Giggs) mà HLV Ferguson đã vun trồng, và lồng trong cả mối liên hệ về mặt cảm xúc với một đội bóng mà Becks đã gắn bó từ khi còn là một cậu bé.

    Tháng 5 năm ngoái, Becks trở lại MU và chứng kiến Quỷ đỏ đánh bại Arsenal 3-1 ngay trên sân khách ở trận bán kết lượt về Champions League và giành quyền vào chơi trận chung kết (thua Barcelona 0-2). Becks đã vào phòng thay đồ bắt tay và chúc mừng các đồng đội cũng như người thầy cũ. Neville và Giggs đã chào đón anh nhiệt tình, còn HLV Ferguson thậm chí không thèm nhìn mặt anh?. Trước đó, và cả bây giờ, Becks vẫn lên báo nói rằng anh nhớ MU và từng ước gì mình không bước khỏi “Nhà hát của những giấc mơ”.

    4. Chàng trai mới lớn với mái đầu rẽ ngôi của các ngôi sao Boyband cuối thập niên 90 thế kỷ trước nay đã là một gã đàn ông trưởng thành, qua bao nhiêu biến động cuộc đời. Ngày xưa, Simeone đã khiến anh phát khùng và bị đuổi khỏi sân vì một pha trả đũa trẻ con ở World Cup 1998. Bây giờ, anh mỉm cười với những tranh cãi trên sân cỏ, và vẫn đang sống với những khát khao chơi bóng cháy bỏng và niềm hy vọng được bước ra vũ đài Thế giới một lần nữa cùng Tam Sư. Ở tuổi 35.

    Bây giờ, anh chia tay với mái đầu phất phơ và khuôn mặt nhẵn nhụi xưa kia, để gắn với một hình ảnh mạnh mẽ hơn, với râu quai nón và một đống hình xăm trên người. Ở Milan, anh đã rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh của một siêu sao nhạc pop ngoài sân cỏ, chiến đấu như một người lính và khiến tất cả phải nể phục sự chuyên nghiệp của mình.

    Không anh, những giấc mơ vẫn bay bổng trong “Nhà hát” ấy, với người kế tục Cristiano Ronaldo. Không cả CR7 (giờ là CR9), đã có Rooney. Mà kể cả không Rooney, MU vẫn là một cỗ máy sắt thép có phẩm chất chiến thắng, như tính cách thống trị và độc đoán của Sir Alex trong kỷ nguyên huy hoàng của mình.

    Bánh xe lịch sử vẫn quay, và đôi khi nghiền nát những kỷ niệm một cách không thương tiếc. Có thể coi Becks là một “nạn nhân” của bánh xe lịch sử ở Old Trafford, nhưng dấu ấn mà anh để lại thì như đã nói, đã làm một mảnh ký ức không thể xóa mờ, bất chấp sự tàn nhẫn của quá trình phát triển liên tục ở MU luôn bị phủ lên cái bóng quá lớn của Fergie.

    Bất chấp luôn cả vị thế đối đầu mà anh sẽ đeo theo bên mình khi trở về Old Trafford, trong màu áo Milan. Bất chấp cả sự ghẻ lạnh của người thầy cũ?.

    Tất cả các khán đài Old Trafford vẫn sẽ ngả mũ chào đón anh. Nơi tình yêu với trái bóng của anh bắt đầu, và nơi tình yêu của các CĐV Quỷ đỏ dành cho anh đâm chồi. Mãi mãi nguyên vẹn…

    [Theo Bóng đá số]

    ReplyDelete
  11. Cảm xúc thật đặc biệt, yêu MU cũng vì Beck và đến giờ tình yêu cho cả 2 vẫn nguyên vẹn :) Welcome home Beck >:D<

    ReplyDelete
  12. Fergie thật sự là 1 ng` đáng để ai cũng phải học tập nhưng tính cùn, độc đoán và dứt tình là dứt hẳn của Fergie khiến mình có cảm giác đáng sợ. Dù sao Becks vẫn như là 1 ng` con của Fergie, vẫn luôn tôn trọng và có lẽ mún cả Fergie tha lỗi cho mình. Vậy mà.... :(.

    ReplyDelete
  13. Cái "tốt" và "ko tốt" của mỗi con người luôn đi cùng nhau, đc phản chiếu qua tấm gương bản thân họ. Ko có ai tốt hay ko tốt hoàn toàn, đc cái này thì phải mất cái kia :D

    ReplyDelete
  14. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  15. Cũng có lẽ nhờ tính cách đấy mới khiến Ferguson trở thành 1 ng` đặc biệt, 1 ông vua, 1 ông hoàng, 1 ng` mà chứng minh cho quyền lực của Manu :).

    ReplyDelete
  16. Ngày về của Beck - Một trời kí ức

    Thời tôi còn học trung học, như bao cậu bé khác, việc tìm mua & được khoác lên mình chiếc áo số 7 của MU là cả một niềm hãnh diện. Rồi năm tháng trôi qua, Beck trẻ trung ngày nào đã trưởng thành và không còn gắn bó với "Nhà hát của những giấc mơ" nữa. Tuy nhiên, những kí ức về anh thì mãi mãi chẳng bao giờ phai nhạt...

    Ngày xưa, có rất nhiều người đã từng yêu mến MU chỉ vì ở MU có Beck. Sau này CR7, R10 có thể làm tốt hơn Beck trên sân cỏ, nhưng tôi tin hình ảnh họ trong tâm trí người hâm mộ không thể nào sâu đậm được như với Beck.

    Đêm nay, chắc chắn người hâm mộ quỷ đỏ sẽ dành cho chàng tiền vệ tài hoa ngày nào của họ những tình cảm tốt đẹp trong ngày về. Và cho dù kết quả có như thế nào, mong rằng Beck cũng sẽ vui...

    ReplyDelete
  17. Becks đã trở về Manchester và đc chào đón cuồng nhiệt ở sân bay :D. Sir Alex nói việc HLV xếp Becks đá tiền vệ trung tâm ở lượt đi là lý do quan trọng khiến Milan thất bại, ông lo ngại những quả tạt và đá phạt của học trò cũ.

    Ngôi sao 34 tuổi từng nói, MU là nơi không bao giờ anh muốn giã từ. Nhưng chính anh mới đây cũng khẳng định: "Đây sẽ là lần đầu tiên trong đời tôi muốn MU thất bại".

    http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/98/39/11.jpg
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/98/39/2.jpg
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/98/39/6.jpg
    http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/98/39/3.jpg

    ReplyDelete
  18. End: United 4/0 Milan. Becks là điểm sáng nhất trận của Milan dù chỉ vào sân đá 30' cuối. 2 quả tạt như đặt nhưng đồng đội ko tận dụng đc, đáng tiếc nhất là cú vuốt bóng tuyệt đẹp như nã đại bác từ ngoài vòng cấm đi thẳng vào mặt VdSar ...

    ReplyDelete
  19. Lúc Becks vào sân thi đấu, hầu như cả sân Old Trafford đứng cả dậy vỗ tay chào đứa con trở về. Becks xoa mắt và có lẽ chỉ thiếu nước mắt rơi ra, hết trận anh nói rất cảm động vì sự nồng hậu đó, đến mình cũng cảm động ko nước mắt :))

    ReplyDelete
  20. Ừ, mẹ cái thằng Biên Cương bình loạn :))

    "Về sự đón tiếp của người hâm mộ, quả thật đó là điều không thể tin nổi. Trừ chuyện kết quả, đây có lẽ là một trong những buổi tối tuyệt vời nhất của tôi. Tôi hy vọng MU sẽ lại đi trên mọi con đường chiến thắng. Họ xứng đáng có được điều đó. Đó là một câu lạc bộ vĩ đại, có những cổ động viên tuyệt vời và một huấn luyện viên đại tài".

    Beckham đã đeo chiếc khăn vàng xanh của nhóm phản đối gia đình ông chủ của MU, Glazer khi trận đấu kết thúc.

    ReplyDelete
  21. http://i420.photobucket.com/albums/pp289/musvn_blogspot_com/ManUtd/610x-5.jpg
    http://i420.photobucket.com/albums/pp289/musvn_blogspot_com/ManUtd/1268258650240_458.jpg
    http://i420.photobucket.com/albums/pp289/musvn_blogspot_com/ManUtd/david-beckham-scarf-1.jpg
    http://i420.photobucket.com/albums/pp289/musvn_blogspot_com/ManUtd/4424910824_2341394cea_o.jpg
    ...

    ReplyDelete
  22. Kết quả love united hate Glazer.

    ReplyDelete
  23. News: Becks đã bị rách gân achilles trong trận đấu rạng sáng nay với Chievo (ACM thắng 1/0 và chỉ còn kém đầu bảng Inter 1 điểm) và gần như chắc chắn đã nói lời tạm biệt với World Cup 2010 :(

    http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2010/03/14/article-1257942-08B823A5000005DC-639_306x466.jpg
    http://cache.daylife.com/imageserve/0ans9dF6t94u5/610x.jpg
    http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2010/03/14/article-1257942-08B81FE6000005DC-302_468x337.jpg
    http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2010/03/14/article-1257934-08B80A21000005DC-967_468x426.jpg

    ReplyDelete
  24. Chia buồn cùng Beck! Đen quá!

    ReplyDelete
  25. Những người yêu mến MU, yêu mến bóng đá và yêu mến Beck đều rất tiếc vì điều này ...

    Xin chia buồn cùng anh ... Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh 2010 thiếu beck :(

    ReplyDelete
  26. Becks đã khóc vì mục tiêu có lẽ là lớn nhất lúc cuối đời cầu thủ tan tành, đau. Kỷ lục 125 lần khoác áo ĐT Anh chắc cũng không thể bị xô đổ (Becks nhì, 115 lần). :(

    ReplyDelete
  27. Đéo đỡ đc thật. Sáng nay vừa đọc báo đã bik tin này. Đúng là bó chi. Chấn thương rõ ngớ ngẩn. Nản. Chia bùn cùng Becks.

    ReplyDelete
  28. Đcm đời cho và lấy đi đủ thứ, haizzz

    ReplyDelete
  29. Nhìn becks khóc mà mình cũng cảm thấy thương thật. Ko đỡ được. Có lẽ sau mùa giải này Becks cũng giải nghệ. Chán vkl.

    ReplyDelete
  30. Ko giải nghệ, chỉ phải dưỡng thương vài tháng thui. Capello nói nếu thik Becks vẫn có thể đi cùng ĐT Anh để cổ vũ tinh thần các đồng đội :)

    ReplyDelete
  31. Capello đã đồng ý cho Becks tham gia cùng đoàn sang Nam Phi với Tam Sư trong tư cách trợ lý :D Haiz, chấn thương của Becks làm mềnh nhớ đến Cannavaro trước thềm Euro08. Thậm chí ngày đó Canna còn gần ngày đá hơn cả Becks..

    ReplyDelete
  32. Nhìn một cách tích cực thì chấn thương của Becks sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các tiền vệ phải khác trẻ khỏe hơn anh đc tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

    ReplyDelete
  33. Em thấy đi cùng cảm giác tủi thân cộng bùn dã man. Cái cảm giác bất lực. Tam sư có vô địch thì beck cũng sẽ vẫn bùn mà ko vô địch thì cùn bun hơn.

    ReplyDelete
  34. May mà ĐT Anh vẫn còn mấy chú M.U để mà cổ vũ :D

    ReplyDelete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!